Điều trị thấp khớp cấp, thấp tim không thuần túy chỉ điều trị khớp mà điều trị toàn diện càng sớm càng tốt.
thấp khớp cấp ">
thấp khớp cấp, thấp tim không thuần túy chỉ điều trị khớp mà điều trị toàn diện bao gồm chống nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A và chống viêm cơ tim, càng sớm càng tốt.
thấp khớp cấp ">
thấp khớp cấp, thấp tim là hai tên dùng chỉ một bệnh do liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A (Strepcococcus hemolitique group A) gây ra. Trước đây, thấy bệnh có những triệu chứng viêm khớp cấp rất điển hình (sưng, nóng, đỏ, đau) nên đặt tên là
thấp khớp cấp. Sau này, đặt tên là bệnh thấp tim để chỉ những triệu chứng cả ở khớp và tim. Tuy vậy, tên thấp khớp vẫn còn dùng để chỉ bệnh này.
Khi bị thấp khớp cấp không được hiểu chỉ là bệnh thuần về khớp, thấy đỡ các triệu chứng khớp là chủ quan mà phải điều toàn diện, sớm, đúng để tránh di chứng về tim.
Liên cầu khuẩn tán huyết A (kháng nguyên) xâm nhập, cơ thể sinh ra kháng thể chống lại. Một thành phần protein của liên cầu khuẩn tán huyết A lại rất giống với thành phần protein trong cơ tim và một số tổ chức liên kết của cơ thể. Do đó, kháng thể vừa chống lại liên cầu khuẩn tán huyết A (kháng nguyên) và lại chống luôn cả cơ tim của chính cơ thể. Mặt khác kháng thể có các yếu tố độc. Vì thế, thấp tim hay
thấp khớp cấp được xếp vào bệnh nhiễm độc tự miễn.
Biểu hiện ở đường hô hấp trên: ban đầu trẻ thường có viêm họng. Viêm họng này có sốt cao, đột ngột, đau rát họng, nuốt khó, ho khan hoặc có đờm, khám thấy họng đỏ, amidan có thể sưng to, hạch góc hàm sưng to và đau, nhức đầu, mệt lả, khác với viêm họng do virút, thường diễn tiến từ từ, ngứa họng mà không đau. Khi có viêm họng với những điểm đặc biệt trên bà mẹ nên đưa con đến bệnh viện mà không để trẻ ở nhà dùng Thuốc thông thường.
Biểu hiện bệnh ở khớp: sau 2 - 4 tuần lễ ở một số trẻ bị viêm họng, có thể xuất hiện các triệu chứng viêm nhiều khớp, xảy ra đột ngột hay gặp ở các khớp to và vừa như khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, ít khi gặp viêm các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân, ít khi gặp viêm một khớp đơn độc. Dấu hiệu đặc trưng là các khớp bị sưng, nóng, đỏ, đau; có thể có dịch nhưng không bao giờ hóa mủ. Cũng có trường hợp không điển hình chỉ đau mà không sưng nóng đỏ. Khớp viêm có tính đối xứng, hay di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Thời gian viêm một khớp kéo dài từ 3 - 5 ngày. Viêm khớp thường tự khỏi nhưng sẽ khỏi nhanh hơn khi dùng Thuốc chống viêm.
Biểu hiện thấp khớp cấp rất đặc trưng này làm cho người ta dễ dàng nhận ra bệnh. Tuy nhiên, với những người không chuyên môn thì có thể hiểu nhầm đây là bệnh thuần túy về khớp mà không chú ý đến các biểu hiện ở tim, vì những biểu hiện ở tim thường khó nhận biết chỉ thầy Thuốc mới phát hiện được qua thăm khám.
Biểu hiện ở tim: các triệu chứng xuất hiện ngay trong đợt đầu của bệnh. Khi tim bị viêm, nhịp thở sẽ nhanh hơn bình thường ngay cả lúc ngủ và không đi đôi với thân nhiệt. Đôi khi nhịp tim lại chậm (trong trường hợp này thầy Thuốc thường cho làm điện tâm đồ để phát hiện block tim). Viêm cơ tim gây suy tim với các triệu chứng khó thở, tím tái, phù, gan to, ấn thấy đau. Trường hợp viêm màng ngoài tim sẽ có triệu chứng điển hình là bệnh nhi kêu đau ngực, khó thở. Khi viêm tim toàn bộ thì cả nội tâm mạc, cơ tim đều bị viêm, bệnh nhi ở trong tình trạng rất nặng: khó thở nhiều, suy tim có thể dẫn đến Tu vong, hoặc diễn biến rất phức tạp, nếu sống sót thì cũng để lại di chứng nặng ở van tim (hẹp hở).
Đối với thầy Thuốc, việc phát hiện những triệu chứng này không khó nhưng các bà mẹ thì không thể nhận biết được, nếu có nhận biết một vài triệu chứng cuối cùng thì cũng là lúc bệnh đã rất nặng. Trong khi đó, viêm tim quyết định tiên lượng của bệnh. Điều này một lần nữa chỉ ra rằng việc đưa trẻ sớm đên bệnh viện là cần thiết.
Ngoài việc gây thường tổn ở khớp, tim bệnh còn có biểu hiện ở da, thần kinh. Biểu hiện thần kinh là múa vờn, xảy ra chậm sau nhiều tuần nhiều tháng bị nhiễm liên cầu khuẩn.
Hầu hết các tổn thương đều phục hồi, riêng tổn thương tim thường để lại di chứng ở van tim. Điều trị nhiễm khuẩn tán huyết nhóm A không thuần túy là điều trị về khớp mà là điều trị toàn diện, quan trọng nhất là chống nhiễm khuẩn, chống viêm cơ tim.
Phòng bệnh tiên phát (cấp I): khi trẻ viêm họng, nếu nghi ngờ do liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A gây ra với những đặc điểm đã mô tả trên, cần đưa trẻ ngay lập tức đến y tế tuyến trên để xét nghiệm; dùng Thuốc, nhằm tránh cho trẻ bị bệnh thấp tim để lại di chứng về tim nên gọi là phòng bệnh tiên phát cấp I.
Theo quy định, phải dùng kháng sinh trong vòng 8 - 9 ngày kể từ khi bệnh khởi phát. Tại bệnh viện, có thể làm test nhanh 20 phút hoặc phân lập vi khuẩn trong vòng 2 ngày. Việc làm đó không gây chậm trễ trong dùng Thuốc. Chỉ sau khi có kết quả xét nghiệm chắc chắn bị nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A, thầy Thuốc mới cho dùng kháng sinh benzanthyl penicillin, tiêm bắp 1.200.000IU, nếu trẻ nhỏ dưới 30 tháng chỉ dùng 600.000IU. Chỉ tiêm liều duy nhất. Nếu dị ứng với penicillin, dùng erythromycin Liều cho trẻ dưới 25 tháng: 40mg/kg/ngày chia làm 2 lần; liều cho trẻ lớn hơn: 250mg x 4 lần/ngày.
Phòng bệnh tái phát cấp (II): trường hợp chậm trễ, trẻ bị bệnh thấp tim thì bắt buộc phải dùng Thuốc dự phòng tái phát cấp II đến 18 tuổi hay đến 25 tuổi. Cách dùng: mỗi tháng tiêm một lần benzathyl penicillin 1.200.000 IU, trẻ nhỏ hơn chỉ dùng 600.000IU. Có một số thầy Thuốc chỉ định tiêm 3 tuần 1 lần. Thời gian phòng bệnh 5 năm, tốt nhất đến hết 18 tuổi, riêng trường hợp có viêm tim phải phòng tái phát đến năm hết 25 tuổi.
Thuốc kháng viêm aspirin, prednisolon: Thuốc này phải dùng sớm ngay cả trước khi dùng kháng sinh để chống viêm cơ tim. Aspirin có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt có thể gây hội chứng Reye khi có nhiễm virút (với triệu chứng nước não và mỡ gan) nhưng trong trường hợp cần thiết này, thầy Thuốc vẫn cho dùng. Bà mẹ cần phối hợp với thầy Thuốc chặt chẽ; nếu có biểu hiện phụ nặng hay có biểu hiện nhiễm virút, cần báo cáo ngay với thầy Thuốc.
Thuốc chữa triệu chứng khác: bao gồm Thuốc trợ tim (digitalis) Thuốc lợi tiểu (furosemid) Thuốc chống múa vờn (phenobarbital), theo chỉ định của thầy Thuốc.
DS.CKII. BÙI VĂN UY