Tính đến chiều 23/7, số ca mắc covid-19 toàn tỉnh bình dương là 5425 và 13 trường hợp Tu vong. hiện bình dương là tỉnh đứng thứ 2 về số ca mắc ở miền nam và trong những ngày gần đây số ca mắc tiếp tục tăng cao.
Trước tình hình trên, Sở Y tế đã ban hành Công văn triển khai lấy mẫu, vận chuyển và xét nghiệm SARS-CoV-2 nhằm kịp thời phát hiện ca dương tính trong cộng đồng, cắt đứt nguồn lây.
Theo đó, trong vòng 12 ngày kể từ ngày 17/7, các huyện, thị, thành phố chủ động triển khai công tác lấy mẫu xét nghiệm đối với người dân sinh sống, làm việc trên địa bàn.
UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tổ chức lấy mẫu xét nghiệm diện rộng cho người dân ở các địa phương, khu vực đang có dịch và nguy cơ cao như TP.Dĩ An, TP.Thuận An, TP.Thủ Dầu Một, TX.Bến Cát, TX.Tân Uyên, huyện Dầu Tiếng… Cụ thể, người dân ở các khu vực nhà máy, xí nghiệp, khu nhà trọ, khu dân cư chợ và gần chợ… sẽ được ưu tiên lấy mẫu xét nghiệm.
Bình Dương đẩy mạnh lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19.
Theo kế hoạch, toàn tỉnh sẽ triển khai lấy mẫu xét nghiệm PCR và test nhanh kháng nguyên cho gần 1,8 triệu người dân đang sinh sống, làm việc (bao gồm cả tạm trú và công nhân lao động) trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh dự kiến sẽ lấy khoảng 428.542 mẫu gộp test nhanh kháng nguyên (mỗi mẫu gồm 3 người) và khoảng 50.392 mẫu gộp Realtime-PCR (mỗi mẫu 10 người).
Tổng kinh phí cho hoạt động lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc diện rộng của tỉnh lần này ước khoảng 291,2 tỉ đồng, trong đó kinh phí chi cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh là 285,2 tỉ đồng, kinh phí tuyến huyện gần 6 tỉ đồng.
Nguồn nhân lực chính tham gia công tác lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc diện rộng lần này gồm có cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên y tế của các địa phương. Dự kiến, số lượng đội lấy mẫu tuyến huyện cho đợt ra quân lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc diện rộng lần này sẽ có khoảng 350 đội với khoảng 1.400 thành viên tham gia. Trong khi đó, lực lượng tuyến tỉnh tăng cường hỗ trợ cho các địa phương sẽ có khoảng 400 đội, bao gồm lực lượng chuyên gia, cán bộ, nhân viên y tế đến từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và lực lượng tình nguyện viên y tế đến từ trường Đại học Y Hà Nội, trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, trường Đại học Y Hải Phòng…
Nhân viên y tế đang lấy mẫu xét nghiệm cho người dân Bình Dương.
Ts.trần quang cảnh, chủ tịch hội đồng trường đại học kỹ thuật y tế hải dương cho biết: "đoàn sinh viên và giáo viên của trường có 207 người đang hỗ trợ bình dương chống dịch. công tác lấy mẫu xét nghiệm, truy vết đang được khẩn trương diễn ra. chúng tôi sẽ phối hợp với lực lượng y tế của tỉnh, các đơn vị hỗ trợ chống dịch hoàn thành tốt công việc được giao".
Ngoài ra, các xã, phường, thị trấn nơi tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cũng chủ động bố trí lực lượng công an, dân quân, bảo vệ dân phố… hỗ trợ gìn giữ an ninh trật tự để công tác lẫy mẫu được tổ chức nhanh chóng, an toàn.
Sau khi tổ chức lấy mẫu xong, các đơn vị, địa phương sẽ tổng hợp mẫu bệnh phẩm test nhanh kháng nguyên COVID-19 và Realtime-PCR để chuyển về Công ty Việt Á có trụ sở tại TP.Hồ Chí Minh để tiến hành phân tích kết quả xét nghiệm.
Để kịp thời khoanh vùng kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan, bùng phát của dịch bệnh, ngành y tế và các địa phương có nhiệm vụ sẵn sàng cơ sở vật chất và lực lượng để thực hiện tiếp các biện pháp nghiệp vụ sau khi có kết quả xét nghiệm.
Chủ tịch tỉnh Bình Dương, Võ Văn Minh (thứ 2 từ phải sang) cùng Tổ công tác Bộ Y tế trao đổi về các giải pháp trong phòng chống dịch hiệu quả.
Hoạt động lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc diện rộng được ubnd tỉnh bình dương đưa ra trong bối cảnh số ca mắc covid-19 trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng tăng cao trong những ngày gần đây. thông tin thống kê từ các địa phương cũng cho thấy dịch bệnh đang có nguy cơ lây lan và bùng phát mạnh trong cộng đồng dân cư, đặc biệt trong nhà máy, xí nghiệp.
Về công tác điều trị, lãnh đạo tỉnh bình dương cho biết, đang triển khai mô hình điều trị tháp 3 tầng, gồm ca mắc không triệu chứng, ca mắc nhẹ và ca mắc nặng, bệnh nền. đặc biệt, trong ngày mai (24/7), bình dương tổ chức tiêm vaccine đợt 7 với khoảng 21.000 liều theo nguồn phân bổ của bộ y tế với 10 đối tượng ưu tiên tiêm, đặc biệt là đối tượng người lao động.