Khảo sát khả năng đáp ứng của cơ sở này, ông dương chí nam, cục phó cục quản lý môi trường y tế, đánh giá đây là bệnh viện dã chiến có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. đây sẽ là bệnh viện dã chiến số 2 bình dương.
Công suất của bệnh viện dự kiến lên tới 6.000 giường, trong đó có 200-300 giường hỗ trợ máy thở với 250 người gồm y, bác sĩ và đội ngũ hậu cần hỗ trợ.
Bệnh viện dã chiến được chia làm 2 khu, mỗi khu 3.000 giường. Mọi việc quản lý được số hóa để giảm tải nhân lực, tránh quá tải trong quá trình vận hành. Số liệu sẽ được cập nhật 15 phút một lần, hệ thống camera giám sát có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.
"bệnh viện dã chiến này sẽ là nơi điều trị tầng 2, tức thu dung các bệnh nhân trung bình và nặng, trường hợp rất nặng sẽ được chuyển sang bệnh viện dã chiến becamex bình dương", ông nam nói.
Công nhân đang làm việc, sớm đưa trang thiết bị vào lắp đặt để chuyển đổi công năng nhà xưởng. Ảnh: Bộ Y tế cung cấp.
Kế hoạch xây dựng bệnh viện dã chiến mới được triển khai nhanh, bởi tỉnh hiện chỉ có 11 khu điều trị với hơn 4.000 giường.
Trong đợt dịch thứ tư, Bình Dương phát hiện 46 ổ dịch, trong đó 42 ổ dịch chưa được kiểm soát, chưa rõ nguồn lây. Tính đến sáng nay, tỉnh ghi nhận 7.642 ca Covid-19, trong đó 99 người diễn biến nặng, 18 người Tu vong. Từ ngày 9/7, địa phương đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Các bệnh viện đang lâm vào cảnh thiếu trang thiết bị y tế và phòng hộ khi ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các cá nhân và doanh nghiệp có thể đồng hành cùng chương trình "Tiếp sức cho tâm dịch". Xem chi tiết tại đây.