Bác sĩ châu tố uyên (sn 1986) là cái tên đã trở nên quen thuộc với phụ huynh đưa con đến điều trị tại bệnh viện nhi đồng 1 (tp.hcm). ngoài chăm lo sức khỏe cho trẻ em tại khoa tiêu hóa, cô còn là một bí thư đoàn năng nổ, nhiệt huyết, một thầy thu*c luôn xung phong vào các điểm nóng cứu người. điều này được thể hiện rõ sau nhiều tháng trời cô cùng thành phố căng mình chống dịch covid-19.
Bác sĩ Châu Tố Uyên thăm khám cho bệnh nhi ở Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM.
Bác sĩ uyên nhớ lại, từ khi đợt dịch thứ 4 vừa bùng phát, dù không trực tiếp tham gia điều trị nhưng thấy khẩu trang và tấm chắn giọt bắn thiếu thốn mà giá đội lên quá cao, cô đã tìm cách huy động mọi nguồn lực để tự làm, gửi vào các bệnh viện dã chiến tổng cộng hơn 50.000 dụng cụ bảo hộ.
Đến tháng 8/2021, tp.hcm bước vào đỉnh dịch covid-19, bác sĩ uyên được điều động khẩn vào bệnh viện điều trị covid-19 trưng vương, khi các đồng nghiệp tham gia hỗ trợ nơi này lần lượt trở thành f0.
"hôm nay được điều động, tôi phải soạn đồ đạc để ngày mai phải vào ngay. dù đã chuẩn bị sẵn tinh thần từ trước nhưng mọi thứ lúc đó quá gấp gáp, khiến mình cũng có phần cập rập" – nữ bác sĩ chia sẻ.
Bác sĩ Uyên cùng đồng đội ở "chiến trường" Covid-19.
Suốt 5 tuần tại bệnh viện trưng vương, nhiệm vụ chủ yếu của bác sĩ uyên là hỗ trợ chăm sóc f0 trẻ em, nhưng khi cần cũng phải thăm khám cho cả người lớn. giữa thời khắc bệnh nhân cứ tăng liên tục, có nhiều gia đình nhiễm bệnh cả nhà, phải chuyển đi nhiều nơi. có những đứa trẻ vào viện khi xung quanh không có một ai thân thích, nữ bác sĩ lại vừa làm công tác chuyên môn, vừa tìm cách trấn an tinh thần, để các em coi các nhân viên y tế như gia đình, không sợ hãi cho đến ngày hết bệnh trở về đoàn tụ với cha mẹ.
Nhưng ấn tượng nhất với bác sĩ Uyên thời điểm đó có lẽ là việc hỗ trợ chăm sóc con của những sản phụ nhiễm Covid-19.
"cứ 1 tuần có khoảng 2-3 trường hợp sản phụ là f0 sinh. có những đứa trẻ chào đời thiếu tháng, nặng chỉ 1.000-1500 gram, sức khỏe rất yếu. chúng tôi phải hỗ trợ hô hấp, thở hfnc và phải thật kỹ lưỡng để bé không bị lây nhiễm covid-19 từ mẹ và những người xung quanh" – bác sĩ uyên kể và cho biết, giai đoạn căng thẳng nhất, mỗi ngày kíp trực gồm một bác sĩ, 2 điều dưỡng phải thăm khám cho hơn 100 bệnh nhân covid-19.
Bác sĩ Uyên cùng các đồng nghiệp tổ chức giáng sinh cho trẻ F0 trong bệnh viện.
Đến tháng 10/2021 sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở bệnh viện trưng vương, bác sĩ uyên tiếp tục tình nguyện đi làm nhiệm vụ ở bệnh viện dã chiến củ chi do bệnh viện nhi đồng 1 quản lý. chỉ ít ngày sau khi tp.hcm bắt đầu "bình thường mới", lượng bệnh nhân lại tăng đột biến trở lại.
Tiếp xúc quá nhiều f0 nên chỉ hơn một tuần sau khi vào "chiến trường" thứ hai, bác sĩ uyên và hơn 10 đồng nghiệp khác nhiễm bệnh. từ người trở thành bệnh nhân và mang cảm giác làm gánh nặng cho đồng đội, nữ bác sĩ không khỏi có chút chạnh lòng. đó cũng là lúc mà "bác sĩ f0" chứng kiến nhiều "đại gia đình" nhiễm covid-19, cùng dắt tay nhau vào viện.
"Tôi nhớ mãi một đại gia đình đến 7 người, từ già đến trẻ trở thành F0. Trong đó có một bệnh nhi phải điều trị rất lâu vì có bệnh nền, khiến người cha mỗi ngày chăm con đều trong tâm trạng lo lắng. Đến khi xuất viện, họ vui mừng tột độ.
Và ai cũng bất ngờ khi được biết số tiền viện phí phải đóng là "1.000 đồng". Tất cả các khoản còn lại đều do ngân sách Nhà nước chi trả" – bác sĩ Uyên chia sẻ.
Trẻ mồ côi cha mẹ vì covid-19 được các bác sĩ đến làm hồ sơ hỗ trợ theo dõi sức khỏe đến năm 18 tuổi.
Chỉ ít ngày sau khi đã âm tính và được cho về bệnh viện nhi đồng 1, bác sĩ uyên lại nhanh chóng xin đi bệnh viện dã chiến đợt 2. mẹ cô lo lắng nhiều lần gọi hỏi, sao con gái cứ đi hoài, khuyên xin về nhà nghỉ. nhưng cô không thể dừng lại, khi dịch vẫn chưa được kiểm soát.
Ngoài điều trị trực tiếp, bác sĩ Châu Tố Uyên còn tham gia vào mạng lưới "Thầy Thu*c trẻ đồng hành", tư vấn sức khỏe trực tuyến cho F0. Có những ca thở mệt, hô hấp kém không kịp chuyển cho bác sĩ chuyên môn, bác sĩ Uyên đề nghị bệnh nhân quay clip ngay, chuyển cho cô xem tình trạng để trợ giúp khẩn cấp. Nhờ vậy mà bệnh nhân được cứu sống kịp thời.
"Cũng có những trường hợp rất đau lòng, khi lần đầu bệnh nhân gọi đến, lần hai tôi liên lạc lại thì thân nhân, con cháu của bệnh nhân bắt máy. Họ báo rằng bệnh nhân đã mất rồi... Lúc đó mình chỉ còn biết chia buồn với họ, cảm giác rất bất lực" – bác sĩ Uyên trầm ngâm kể.
Một ngày giữa tâm dịch, nữ bác sĩ phải gọi và chăm sóc khoảng 50-60 f0. khi đã quen số điện thoại, f0 thường xuyên chủ động liên hệ, khiến nhiều lúc cô gặp khó khăn, bối rối để thu xếp công việc. để chăm sóc người bệnh tốt nhất có thể, cô cùng các đồng nghiệp phối hợp lập thêm nhóm zalo, tư vấn cho hàng ngàn bệnh nhân các vấn đề sức khỏe ngoài covid-19 như bệnh mãn tính, cách uống thu*c, cách chăm sóc theo thể trạng.
Sau những tháng ngày chống dịch, nữ bác sĩ càng mong muốn tìm mọi cách chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân.
Những lúc quá mệt mỏi, động lực của bác sĩ là những tin nhắn, cuộc gọi cảm ơn của bệnh nhân.
"Tôi nghĩ cứ tiếp xúc với họ bằng cái tâm và khao khát muốn điều trị tốt nhất cho bệnh nhân là sẽ vượt qua hết mọi chuyện. Bản thân tôi luôn ao ước làm sao để người bệnh nơi điều trị rộng rãi, thoải mái nhất, thoát ly được gánh nặng viện phí…" – bác sĩ Uyên bày tỏ.
Sau đại dịch, nữ bác sĩ càng thấm thía việc phải trau dồi chuyên môn, luôn tìm cách thấu hiểu bệnh nhân của người thầy thu*c. với cô, không phải ai sinh ra cũng được may mắn, nhất là với người bệnh thì tâm lý mặc cảm càng biểu hiện rõ rệt.
Chứng kiến các trường hợp trẻ bị mồ côi vì covid-19, bác sĩ uyên đã kết nối, phối hợp với hội thầy thu*c trẻ để hỗ trợ làm hồ sơ khám sức khỏe cho các em đến năm 18 tuổi. mong muốn lớn nhất của nữ bác sĩ tuổi dần là ngày càng có thêm thật nhiều những trung tâm hỗ trợ cho các trường hợp bệnh nhân bất hạnh, khuyết tật...
https://afamily.vn/nu-bac-si-nhi-dong-tuoi-dan-ke-chuyen-chong-dich-co-nhung-cuoc-goi-lai-benh-nhan-da-khong-con-20220309181859319.chnChủ đề liên quan:
bác sĩ nhi đồng bệnh viện dã chiến bệnh viện nhi đồng 1 bệnh viện trưng vương covid-19 nữ bác sĩ