Khoa học hôm nay

Bố đười ươi, con nuôi… sư tử

Sở thú của bang South Carolina nước Mỹ đã xảy ra một câu chuyện lạ kỳ. Một con đười ươi có nguồn gốc từ Indonesia trở thành ông bố yêu của hai chú sư tử con màu trắng đốm đen.

Cùng chiêm ngưỡng những khoảnh khắc ngộ nghĩnh của cặp “bố con” độc nhất vô nhị này.

Con đười ươi này được Sở thú gọi là Lão Khanama. Lão rất quý hai chú sư tử con bỏ bố mẹ, từ chuồng sư tử lân la đến chơi chuồng đười ươi và khoái cái tính yêu trẻ và hay vui đùa của lão.


Tiếng của lão tất nhiên khác hẳn tiếng của loài sư tư, những chẳng hiểu sao lão biết nói chuyện với hai “sắp nhỏ” làm chúng rất thích.


Trừ những lúc đói, phải trở về chuồng của mình để bú tí mẹ, hai chú sư tử con suốt ngày sang chuồng của lão Khanama. Lão bế chúng trên tay, ôm chúng vào ngực.


Còn hai chú sư tử thì mê tít ông bố nuôi, trông chẳng giống bố mẹ mình chút nào.


Thế nhưng, tình cảm giữa lão đười ươi và hai chú sư tử con không thể kéo dài mãi mãi. Lớn dần lên thì tập tính di truyền của những “chúa tể vùng sa mạc” này cũng thay đổi.


Mặt khác tầm vóc của hai chú sư tử cũng lớn lên quá nhanh.


Nữa năm sau thì lão Khanama không thể bề những cậu con nuôi này trong cánh tay mình. Những chiếc vuốt của chúng sắc dần lên, quặp vào da thịt rất đau. Đôi khi chúng cáu giận, nhe răng ra trông rõ khiếp.


Và bây giờ, ba bố con đã chia tay. Du khách chỉ còn được chứng kiến câu chuyện quá khứ về bố đười ươi, con sư tử trong các đoạn phim…


…chiếu trên Internet.

1

Theo Bảo Châu/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/bo-duoi-uoi-con-nuoi-su-tu-26600.html

Theo Bảo Châu/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/bo-duoi-uoi-con-nuoi-su-tu/20210210034657259)

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra trên khắp thế giới, để bảo vệ các quan điểm nhân đạo, không sử dụng các loại động vật dưới đây, trong chế biến thực phẩm.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY