Bằng con mắt nghệ thuật của mình, nhiếp ảnh gia Oxford, Jeremy Flint, 42 tuổi, đã khắc họa rất chi tiết và sinh động phong tục, văn hóa truyền thống của những tộc người sinh sống trên quốc đảo Papua New Guinea.
Người chimbu sống ở vùng núi có độ cao lên tới 2.377 m so với mực nước biển. trong ảnh là những xác sống, hình ảnh bộ xương người được vẽ trực tiếp lên cơ thể hiện nay mang tính trang trí, hóa trang cho các lễ hội văn hóa hơn là để đe dọa đối thủ.
Trong ảnh là người bùn Asaro, sống ở vùng cao nguyên phía đông Papua New Guinea, họ nhào nặn những chiếc mặt nạ từ bùn để bày tỏ lòng kính trọng với các vị thần linh của mình. Những chiếc mặt nạ gớm ghiếc này được trang trí bằng răng lợn và vỏ sò, vỏ ốc.
Nhiếp ảnh gia Jeremy Flint đã chụp những bức hình tại Lễ hội Mount Hagen - một lễ hội tầm cỡ quốc gia nhằm kỷ niệm di sản, các bài hát và điệu nhảy của hơn 100 bộ lạc sống khắp đất nước và nền độc lập của họ.
Nhóm người Tokuwa đến từ cao nguyên phía Tây của đất nước Papua New Guinea. Trong ảnh là một thành viên trẻ tuổi, đứng ở trung tâm, đang cùng các thành viên khác thực hiện nghi thức “hát”, nghi thức này miêu tả sự tập hợp của một số ngôi làng, bộ lạc, đây sẽ là nơi những người tham dự sẽ thể hiện điệu nhảy và âm nhạc của mình.
Dân số ở đất nước này phân bố không đồng đều, chưa đến 20% dân số sống ở các khu vực thành thị.
Tộc người Huli đã sinh sống trên các hòn đảo được hơn 1000 năm rồi.Họ quan niệm làm đẹp là nghĩa vụ của đàn ông và theo phương châm làm đẹp bằng mọi cách và bằng mọi thứ. Trang phục truyền thống của người Huli là phụ nữ mặc váy cỏ, còn đàn ông đóng khố - gọi làkoteka.
Hằng năm, papua new guinea thường tổ chức các lễ hội ở goroka và núi hagen. lễ hội núi hagen diễn ra vào giữa tháng 8 trong khi lễ hội goroka tổ chức sau khoảng một tháng. sẽ có khoảng 60 và 100 bộ lạc tham gia những sự kiện độc đáo này.
Đây là hoạt động diễn ra hằng năm ở new guinea, thu hút rất nhiều khách du lịch tới từ nhiều nơi trên thế giới, các bộ tộc sẽ tụ họp, quây quần để hát và nhảy múa cùng nhau.
Bộ tộc người bùn Asaro sống ở bên ngoài thị trấn Goroka, trên vùng cao nguyên của đất nước Papua New Guinea.Truyền thuyết kể rằng sau khi bị đánh bại bởi một bộ lạc kẻ thù, họ đã lội qua sông Asaro. Khi đứng lên, cơ thể của họ vô tình được bao phủ trong đất sét, nhìn rất đáng sợ. Kẻ thù nhìn thấy đã vô cùng kinh hãi, và bỏ chạy ngay lập tức. Kể từ đó đến nay họ vẫn giữ phong tục tập quán bôi bùn lên người.
Có rất nhiều các bộ tộc khác nhau sinh sống trên hòn đảo này và ngôn ngữ của người tokuwa chỉ là 1 trong 800 ngôn ngữ khác nhau.
Với số lượng ngôn ngữ khủng đến như thế, papua new guinea có lẽ là một trong những quốc gia có nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới.
Tất cả các thành viên trong bộ tộc huli đều coi mình là hậu duệ của một người nam tên huli. theo quy định của họ, chỉ có người nam mới được phép trang điểm. một ngày họ dành rất nhiều thời gian để trang điểm, các đồ dùng làm đẹp cũng rất đa dạng nhưmũ quả dưa, chiếc ô đen, áo gilê, nơ, mắt kính không tròng, răng lợn rừng, đuôi lợn khô và vải thổ cẩm. ngoài ra mái tóc là một trong những yếu tố được xem trọng nhất.
Cuộc sống của người chimbu luôn bất ổn vì bạo lực xảy ra giữa các gia tộc.theođiều tra dân số năm 2011, dân số của tỉnh chimbu rơi vào khoảng hơn 376.000 người.
Với người Tokuwa, chiếc mũ sặc sỡ đội trên đầu được truyền từ đời này sang đời khác và vô cùng quý giá.
Theo Minh Kiên/Saostar
Link bài gốc Lấy link
https://saostar.vn/the-gioi/bo-lac-xac-song-xuong-nguoi-ghe-ron-o-papua-new-guinea-4846859.htmlTheo Minh Kiên/Saostar