Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bổ sung 2 chất dinh dưỡng này có tác dụng ngăn ngừa chóng mặt, những ai hay bị chóng mặt ngay cả khi thay đổi tư thế nên xem xét

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, bổ sung vitamin D và canxi có thể làm giảm nguy cơ bị chóng mặt đáng kể.

Các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc đã tìm hiểu sâu thêm về hiện tượng chóng mặt lành tính (BPPV), một vấn đề khá phổ biến và thường xuất hiện khi thay đổi tư thế, di chuyển đầu, xoay đầu. Tình trạng này xảy ra do các tinh thể canxi carbonate (otoconia) trong tai bị tách rời và di chuyển tới ba ống bán khuyên, nơi cảm nhận chuyển động của đầu. Chúng cản trở dòng chảy của chất lỏng ở khu vực này, từ đó khiến tai gửi sai tín hiệu lên não.

Theo các tác giả của nghiên cứu, khoảng 86% những người mắc phải chứng chóng mặt này cho biết họ bị ảnh hưởng lớn trong cuộc sống, thậm chí khiến họ không thể làm việc được.

Ji-Soo Kim, đồng tác giả của nghiên cứu kiêm tiến sĩ tại Đại học Y Seoul cho biết, chóng mặt lành tính thường được khắc phục bằng cách thực hiện một số chuyển động đầu nhất định dưới sự giám sát của bác sĩ. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây lại chỉ ra, bổ sung vitamin D và canxi là biện pháp vừa đơn giản vừa có thể ngăn ngừa những cơn chóng mặt tái phát. Theo tiến sĩ Kim, phương pháp điều trị này còn đặc biệt hiệu quả đối với người bị thiếu vitamin D.

Phát hiện mới

Anthony Geraci, bác sĩ kiêm chuyên gia về thần kinh tại Trung tâm y tế Northwell ở Great Neck, New York khẳng định, nghiên cứu trên là bằng chứng tốt nhất tới nay chứng minh có một phương pháp điều trị đơn giản và hiệu quả cho tình trạng chóng mặt phổ biến, thường ảnh hưởng đến những người trên 50 tuổi.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên 900 người mắc BPPV. Các tình nguyện viên được chia thành 2 nhóm. Nhóm đầu tiên bao gồm những người có lượng vitamin D thấp, dưới 20ng/ml, sẽ bổ sung 180mg vitamin D và 500mg canxi hai lần mỗi ngày, Trong khi đó, nhóm còn lại là sẽ không phải tăng cường 2 chất này.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy, những người dùng thực phẩm bổ sung giảm nguy cơ bị chóng mặt tới 24% so với người khác. Hơn nữa, hiệu quả cao nhất nằm ở người thiếu nhiều vitamin D. Các nhà nghiên cứu đã thống kê, người có lượng vitamin D thấp, dưới 10ng/ml giảm được 45% tỷ lệ tái phát chóng mặt, trong khi con số này chỉ là 14% ở những người có mức vitamin D từ 10-20 ng/ml.

Tiến sĩ Kim cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng vì kết quả này do từ trước đến nay, đến gặp bác sĩ để thực hiện các chuyển động đầu là cách chủ yếu để điều trị chứng chóng mặt tư thế lành tính. Nghiên cứu đã chỉ ra một phương pháp điều trị rẻ tiền, ít rủi ro và chỉ cần bổ sung vài chất dinh dưỡng là có thể ngăn ngừa chứng rối loạn phổ biến và thường tái phát này”.

Lợi ích của vitamin D và canxi

Tăng cường vitamin D và canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày là việc làm rất cần thiết. Bác sĩ Geraci lưu ý, không ít nghiên cứu trước đây đã chứng minh chất này giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, sức khỏe xương và giảm nguy cơ gãy xương do vấp ngã ở người cao tuổi.

Sami Saba, nhà thần kinh học kiêm bác sĩ tại Bệnh viện Lenox Hill ở Great Neck, New York cho biết, phương pháp điều trị BPPV truyền thống chỉ giúp tái định vị, đưa các tinh thể canxi carbonate bị dịch chuyển trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên, các triệu chứng thường tái phát sau một thời gian và cho đến nay vẫn chưa có cách điều trị tận gốc.

Nghiên cứu trên hứa hẹn đem lại hy vọng cho những người mắc BPPV. Theo bác sĩ Saba, các tinh thể tai trong, còn gọi là sỏi tai otoconia, được tạo ra từ canxi cacbonate và vitamin D rất cần thiết trong quá trình chuyển hóa canxi. Đây có thể là lý do tại sao bổ sung hai chất dinh dưỡng này lại giúp ngăn ngừa nguy cơ chóng mặt tái phát.

Cơ thể con người tạo ra vitamin D từ ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên da. Ngoài ra, chất này cũng tồn tại trong một số thực phẩm như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, gan động vật, thịt đỏ và lòng đỏ trứng. Trong khi đó, để bổ sung canxi, bạn nên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, pho mát, sữa chua, rau xanh, đậu và một số loại cá.

Theo Newsmax

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/bo-sung-2-chat-dinh-duong-nay-co-tac-dung-ngan-ngua-chong-mat-nhung-ai-hay-bi-chong-mat-ngay-ca-khi-thay-doi-tu-the-nen-xem-xet-20200814144345939.chn)

Tin cùng nội dung

  • Nhân sâm có thể được dùng độc vị dưới các dạng sâm lát, viên nang, trà tan, rượu Thu*c... hoặc có thể phối hợp với các vị Thu*c khác tùy theo mục đích trị liệu, trong đó có mật ong.
  • Đau đầu là một chứng trạng rất thường gặp trong thực tiễn lâm sàng và nhiều khi đó là dấu hiệu duy nhất khiến người bệnh phải tìm gặp thầy Thu*c. Trong y học cổ truyền, đau đầu thuộc phạm vi chứng đầu thống.
  • Đông y cho rằng, kim cúc có vị ngọt đắng, tính hơi hàn, đi vào các kinh phế, can, thận, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, sáng mắt.
  • Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây thiếu máu chủ yếu do tỳ vị suy nhược, dinh dưỡng không đầy đủ nhất là thiếu sắt, mất máu sau chấn thương, phẫu thuật,…
  • Theo y học cổ truyền, cá mè có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ não tuỷ, nhuận phế, ích tỳ vị, khoẻ gân cốt, thích hợp đối với phụ nữ sau đẻ thiếu sữa,
  • Câu đằng là thân cành non mang gai móc câu phơi khô của cây câu đằng, có tác dụng trấn kinh, giãn mạch, hạ huyết áp.
  • Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, với biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu…
  • Hiện nay, tỉ lệ người bị rối loạn lo âu ngày càng nhiều hơn với các biểu hiện bồn chồn, lo lắng, căng thẳng, hay hồi hộp trống ngực, đau đầu, mất ngủ vã mồ hồi và thường xảy ra khi gặp những việc căng thẳng lo lắng...
  • Tôi hay bị hoa mắt chóng mặt, đặc biệt là lúc đứng lên đột ngột. Tôi nghe nói có dấu hiệu này là bị rối loạn tiền đình. Xin cho biết có phải như vậy không và tôi nên uống Thuốc nào để điều trị?
  • Theo Đông y, lươn (thiên ngư) có vị ngọt, tính ấm, không độc, tác dụng bổ gan, tỳ, thận, thích hợp với thể trạng nhiệt, rất tốt cho người gầy yếu, xanh xao, phụ nữ sau khi sinh bị suy nhược, khí huyết không điều hòa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY