Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bộ Y tế kêu gọi người dân giảm tiêu thụ muối trong khẩu phần ăn

Tiến sỹ Laura Cobb, Giám đốc chương trình Resolve to Save Lives, cho biết mỗi năm có hơn 40.000 người Việt Tu vong do ăn quá nhiều muối mỗi ngày.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo: mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5g muối/ngày. (Ảnh minh hoạ: TTXVN)

Ngày 19/8, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đã chính thức phát 1 Radio và TV Spot ngắn mang thông điệp “Cho bớt muối, chấm nhẹ tay, giảm ngay đồ mặn” trên các kênh truyền hình, truyền thanh trung ương và các đài địa phương, cũng như các trang mạng xã hội.

Chiến dịch nhằm kêu gọi mọi người giảm tiêu thụ muối trong khẩu phần ăn để phòng chống tăng huyết áp, tai biến mạch máu não và các

[Huyết áp cao lâu năm không điều trị, nhiều người mắc bệnh lý nguy hiểm]

Hoạt động này thuộc khuôn khổ chương trình truyền thông Thực hiện Công văn số 3918/BYT-DP ngày 23/7/2020 của Bộ Y tế gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường hoạt động truyền thông giảm muối và đo kiểm tra huyết áp cho người dân, với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Y tế cộng đồng toàn cầu Vital Strategies.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo: Mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5g muối/ngày. Tuy nhiên, theo số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong những năm gần đây, mức tiêu thụ muối của mỗi người trưởng thành tại Việt Nam khoảng 9,4g muối/ ngày, gấp 2 lần so với ngưỡng khuyến cáo. Ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp và các trường hợp Tu vong do bệnh tim mạch.

Thống kê cho thấy hiện nay tại Việt Nam, cứ 5 người trưởng thành thì có một người bị

Đây là thời điểm hoàn toàn thích hợp để nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hành

Tiến sỹ Laura Cobb, Giám đốc chương trình Resolve to Save Lives, cho biết: “Mỗi năm có hơn 40.000 người Việt Tu vong do ăn quá nhiều muối mỗi ngày. Do đó, việc nâng cao nhận thức trong cộng đồng là một việc làm hết sức quan trọng đối với Chính phủ Việt Nam để ngăn ngừa các bệnh không lây nhiễm như đột quỵ, tai biến mạch máu não và cứu sống sinh mạng.”

Cũng trong thời gian này, bên cạnh TV Spot phát sóng trên các kênh truyền hình quốc gia và đài truyền hình các tỉnh thành phố, các thông điệp kêu gọi giảm muối cũng được truyền tải trên đài phát thanh quốc gia để lan tỏa đến đông đảo thính giả cả nước.

Ngoài ra, mọi thông tin về giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng sẽ được thường xuyên cập nhật trên trang Facebook “Giảm muối vì Sức khỏe” - trang thông tin chính thức hưởng ứng Chương trình “Truyền thông giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng, chống tăng huyết áp, bệnh tim mạch và các bệnh tật khác” do

TV Spot ngắn mang thông điệp “Cho bớt muối, chấm nhẹ tay, giảm ngay đồ mặn”:

Khởi nguồn từ sáng kiến “Resolve to Save Lives” - một chương trình vận động giảm muối trong khẩu phần ăn ở một số quốc gia đang phát triển, TV Spot cũng là hoạt động mở đầu cho chương trình truyền thông giảm tiêu thụ muối trong giai đoạn 2018-2025 do Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện.

Mục tiêu bước đầu của chương trình nhằm nâng cao nhận thức của người dân về những nguy cơ tiềm tàng của việc tiêu thụ quá nhiều muối đối với sức khỏe, từ đó triển khai các hoạt động truyền thông tại 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước. Các hoạt động nhằm hướng dẫn cho phụ nữ các kiến thức và kỹ năng giảm muối trong chế biến, nấu ăn tại gia đình, dự kiến sẽ diễn ra đến cuối năm 2020./.

Resolve to Save Lives là một chương trình 5 năm do Tổ chức Y tế cộng đồng toàn cầu Vital Strategies khởi xướng.

Chiến dịch truyền thông “Giảm muối vì Sức khỏe” ở Việt Nam được Resolve to Save Lives và Vital Strategies tiếp nối sau một chiến dịch tương tự thực hiện ở Trung Quốc vào tháng 9 năm 2019. Các hoạt động truyền thông này nằm trong tổng thể chiến lược của các chính phủ nhằm thay đổi thói quen giảm tiêu thụ muối của người dân.

Thùy Giang (Vietnam+)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/bo-y-te-keu-goi-nguoi-dan-giam-tieu-thu-muoi-trong-khau-phan-an/658317.vnp)

Tin cùng nội dung

  • Tỏi là một trong những gia vị có công dụng dược lý rất phong phú, trong đó có tác dụng làm giảm huyết áp.
  • Tăng huyết áp (THA) là căn bệnh đáng sợ và được mệnh danh là kẻ Gi*t người thầm lặng.
  • Bệnh tăng huyết áp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân bên trong dẫn đến tăng huyết áp phải kể đến các bệnh về thận, xơ vữa động mạch, cường năng tuyến giáp, nhiễm độc thai nghén
  • Sơn tra còn gọi hồng quả, sơn lý hồng, yên chi..., là quả chín già của cây Bắc sơn tra. Ở Việt Nam có 2 cây được bán với tên sơn tra là chua chát.
  • Tôi 45 tuổi, khoảng nửa năm nay chuyện “sinh hoạt” với vợ suy giảm hẳn. Tôi đi khám, bác sĩ cho biết tôi bị cao huyết áp.
  • Người bị tăng huyết áp nhẹ: có số đo huyết áp tối đa từ 140 - 159mmHg và/hoặc số đo của huyết áp tối thiểu từ 90-99mmHg
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.