Cây thuốc quanh ta hôm nay

Bùm sụm, chữa đau nhức lưng

Thân cành lá Bùm sụm có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu ban nóng, hoá đờm thấp, hạ khí, tiêu thực. Rễ có vị dịu

Bùm sụm, Chùm rụm, Cườm rụng - Carmona microphylla (Lam.). Don (Ehretia buxifolia- Roxb.), thuộc họ Chùm rụm - Ehretiaceae.

Mô tả

Cây nhỏ dạng bụi, có các nhánh nhẵn và mảnh. Lá mọc so le, không cuống, hình trái xoan ngược hay thuôn- trái xoan, có khi gần như hình mắt chim và nhỏ, tù và có răng ở chóp, có lông ráp và chấm trắng ở mặt trên, có lông nhàm ở mặt dưới, dài 1 - 4cm, rộng 0,5 - 2cm. Hoa nhỏ, trắng xếp 2 - 3 cái thành ngù, có cuống hoa ngắn. Quả nạc màu đỏ đường kính 6mm, với hạch chứa 1 - 4 hạt.

Bộ phận dùng

Thân, cành, lá, rễ - Caulis, Ramulus, Folium et Radix Carmonae.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Ân Độ - Malaixia, mọc hoang ở đồi núi và thường được trồng làm cảnh. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Nhân dân ta thường dùng lá phơi khô trong bóng râm pha nước uống thay trà.

Tính vị, tác dụng

Thân cành lá Bùm sụm có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu ban nóng, hoá đờm thấp, hạ khí, tiêu thực. Rễ có vị dịu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Bùm sụm dùng chữa đau nhức lưng và eo lưng, buốt chân tay. Rễ được sử dụng ở Ân Độ làm Thu*c chuyển hoá trong bệnh suy mòn và giang mai. Người ta còn dùng làm Thu*c giải các chất độc thực vật. Ở Philippin, nước sắc lá dùng trị bệnh dạ dày và bệnh ho.

Đơn Thu*c

Các bệnh ban bạch trước do sốt thương hàn, nóng dây dưa không dứt, dùng lá Bùm sụm 10g, dây Lức 10g, Thổ phục linh 10g, củ Sả 10g; cây Dâu 10g, Mơ lông 10g. Trần bì 10g, lá Liễu 10g, Cỏ mần trầu 10g, Bồ công anh 10g và gừng sống 3 lát. Các vị bằng nhau, đổ nước ngập xác, sắc cho keo, uống ngày một thang. (Kinh nghiệm ở An Giang).

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/bum-sum-chua-dau-nhuc-lung/)

Tin cùng nội dung

  • Theo kinh nghiệm dân gian bà con thường lấy rễ cây men sứa làm Thu*c, thu hái quanh năm. Đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thái miếng mỏng, để sống hoặc sao qua.
  • Nguyên nhân đau nhức khớp vào mùa lạnh là do không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da bởi các lỗ chân lông, làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại
  • Hầu hết NCT bị đau nhức khớp ở mức độ nhẹ hay nặng là do khớp bị viêm mà ngay từ đầu họ không để ý hoặc biết nhưng chủ quan, xem thường
  • Chứng đau nhức xương, khớp gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT).
  • Thời tiết chuyển mùa, nhất là khi trời lạnh là điều kiện thuận lợi cho các bệnh xương khớp xuất hiện, đặc biệt là ở người cao tuổi.
  • Tôi 40 tuổi, sức khỏe bình thường, làm văn phòng. Gần đây, khi thời tiết bắt đầu lạnh, tôi rất hay bị đau nhức chân tay, mình mẩy. Bệnh làm tôi rất khó chịu, nhiều khi mất ngủ.
  • Theo y học cổ truyền, tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý.
  • Tôi 27 tuổi, lấy vợ được hai năm, thỉnh thoảng lại đau nhức ở hai bên tinh hoàn.
  • Chào bác sĩ, Em vừa sinh con khoảng 1 tháng 8 ngày. Khoảng 1 tuần nay em đau nhức bầu vú bên phải, bầu vú căng cứng, nổi cục. Em đã chườm nóng và dùng máy hút sữa hút ra thì ban đầu chỉ hút được 1 ít sữa, 2 ngày nay thì có hiện tượng khả quan hơn, sửa được hút ra nhiều hơn, sau khi chườm nóng nhưng sau khi hút sữa xong là em lại bị đau trở lại, hoặc sau khi chườm nóng thì lại bị đau.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY