Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cà gai leo, trị cảm cúm

Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu

Cà gai leo, Cà gai dây, Cà vạnh, Cà quýnh - Solanum procumbens Lour., thuộc họ Cà - Solanaceae.

Mô tả

Cây nhỏ sống nhiều năm, mọc leo hay bò dài đến 6m hay hơn. Thân hoá gỗ, nhẵn, phân cành nhiều; cành phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn, xẻ thuỳ không đều, mặt trên có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao màu trắng. Cụm hoa hình xim ở nách lá, gồm 2 - 5 (7 - 9) hoa màu tím nhạt. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ. Hạt hình thận dẹt, màu vàng.

Hoa tháng 4 - 5, quả tháng 7 - 9.

Bộ phận dùng

Rễ và cành lá - Radix et Ramulus Solani.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang ở khắp mọi nơi từ vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng ven biển. Các tỉnh có nhiều là Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hoá, Nghệ An. Cũng thường được trồng làm hàng rào. Có thể thu hái rễ và cành lá quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi khô hay sấy khô. Có thể dùng dược liệu nấu cao nước, cao mềm hay cao khô.

Thành phần hóa học

Toàn cây, nhất là rễ, chứa saponin steroid và các alcaloid solasodin, solasodinon; còn có diosgenin và các flavonoid.

Tính vị, tác dụng

Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn. Liều dùng 16 - 20g rễ hoặc thân lá, dạng Thu*c sắc, cao lỏng hoặc viên. Dùng ngoài lấy cây tươi giã nát, chiết nước uống và lấy bã đắp. Cao lỏng Cà gai leo dùng ngậm chữa viêm lợi, viêm quanh răng.

Nhân dân còn dùng rễ Cà gai leo xát vào răng khi uống rượu để tránh say rượu; cũng dùng rễ sắc nước cho người bị say uống để giải say.

Đơn Thu*c

Chữa rắn cắn, lấy 30 - 50g rễ Cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ, hoà với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội, chiết nước cho người bị nạn uống tức thì. Ngày uống 2 lần. Hôm sau, dùng 15 - 30g rễ khô, sao vàng, sắc nước cho uống, ngày 2 lần, sau 3 - 5 ngày thì khỏi hẳn.

Chữa phong thấp, dùng rễ Cà gai leo, vỏ Chân chim, rễ Cỏ xước, Dây đau xương, Dây mấu, rễ Tầm Xuân, mỗi vị 20g, sắc uống.

Chữa ho, ho gà, dùng rễ Cà gai leo 10g, lá Chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa sưng mộng răng, dùng hạt Cà gai leo 4g, tán nhỏ, cho vào trong cái đồ đồng với một ít sáp ong, đốt lấy khói xông vào chân răng (theo Bách gia trân tàng).

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/ca-gai-leo-tri-cam-cum/)

Tin cùng nội dung

  • Cây xấu hổ thường mọc hoang ở vùng trung du và miền núi. Toàn cây có gai sắc. Cây mọc riêng hoặc dựa vào cây khác thành một mảng um tùm.
  • SKĐS -Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thu*c sau để trị căn bệnh này.
  • Hậu quả của việc sử dụng Thuốc tùy tiện, lạm dụng Thuốc, không theo chỉ định của bác sĩ bệnh không những không khỏi, thậm chí còn nặng thêm và dễ gây những biến chứng khôn lường,
  • Thời tiết giao mùa là cơ hội cho các bệnh nhiễm virut và cảm sốt ở trẻ em phát triển. Các bà mẹ lại thường rất lo lắng khi trẻ (nhất là trẻ dưới 4 tuổi) có biểu hiện ho, cảm sốt.
  • Sau đây là các bài Thuốc của PGS TS Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
  • Theo Đông y, cóc mẳn vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi. Dùng chữa cảm mạo, hen suyễn, viêm họng, viêm amiđan, ho gà, kiết lị, lở loét ngoài da.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thuốc sau để trị căn bệnh này.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY