Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Các biện pháp giảm đau khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm có vai trò quan trọng, giúp cho hàm đóng, mở để thực hiện các hoạt động như ăn, nói, nuốt,... Các áp lực từ những hoạt động này cũng là nguồn gốc phổ biến của cơn đau, các vấn đề về cơ và khớp thái dương hàm.

Khi bạn bị đau khớp thái dương hàm (ktdh) mạn tính, bạn cần đến bác sĩ hoặc nha sĩ để tìm ra nguyên nhân. tuy nhiên, dù nguyên nhân là gì, các bài tập dưới đây có thể giúp giảm căng thẳng và giảm đau phần nào.

Nên bắt đầu bằng cách nhẹ nhàng xoa bóp vùng bị đau. Điều này có thể giúp giảm căng thẳng và đỡ đau. Xoa bóp cơ nhẹ nhàng cũng giúp vận động khớp và các cơ xung quanh khớp dễ dàng hơn. Các bài tập với mục đích tăng cường cơ hàm; Kéo giãn hàm; Thư giãn cơ - khớp hàm; Tăng tính linh hoạt của hàm; Thúc đẩy phục hồi chức năng hàm.

Sau đây là 2 bài tập sẽ giúp tăng cường cơ hàm để thực hiện tốt hơn các hoạt động nhai nuốt. Các bài tập này nên được thực hiện giữa các lần đau KTDH, bởi khi đau, tập có thể làm cho cơn đau tệ hơn.

Bài 1: Đặt ngón tay cái dưới cằm. Từ từ há miệng ra, đồng thời ngón cái đẩy cằm cưỡng lại động tác mở miệng với lực vừa phải. Giữ miệng mở trong khoảng 5 giây rồi ngậm lại.

Bài 2: Mở miệng rộng hết mức có thể. Dùng ngón cái và ngón trỏ nắm lấy cằm và kháng lại việc khép miệng vào bằng một lực vừa phải.

khớp thái dương hàmBài kéo giãn 3

Đau KTDH thường là “sản phẩm” của sự căng thẳng. Các bài tập thư giãn đơn giản có thể hữu ích. Đây là 2 bài tập thư giãn bạn có thể tập:

Bài 1: Từ từ hít vào, phồng bụng lên. Thở ra từ từ, bụng xẹp xuống. Thời gian thở ra kéo dài bằng thời gian hít vào. Lặp lại 5-10 lần.

Bài 2: Ngồi hoặc nằm ở tư thế được hỗ trợ thoải mái như ngồi trên ghế tựa, nằm trên giường. Trong quá trình thư giãn: Giữ mỗi lần căng cơ 5 giây, sau đó ngừng căng cơ và thư giãn hít thở sâu 10 giây, luân phiên giải phóng sức căng từ từ từng nhóm cơ trên cơ thể. Bắt đầu với bàn chân và hướng lên trên đầu. Ví dụ với lông mày: nhướn lông mày lên cao (5 giây) rồi hạ lông mày xuống thư giãn, hít thở sâu (10 giây). Với mắt: Nhắm chặt mắt rồi mở ra. Với miệng: Mở miệng đủ rộng để làm căng hàm rồi từ từ ngậm lại...

Bài tập thứ 2 giúp người tập nhận thức rõ hơn về các khu vực bị căng thẳng. Nó cũng trang bị cho người tập các kỹ năng để giải tỏa căng thẳng đó một cách có ý thức.

Các bài tập kéo giãn có thể giúp giảm đau ktdh trong thời gian bùng phát. chúng làm giảm căng cơ và khớp, giúp giảm đau lâu dài:

Bài 1: Đặt đầu lưỡi trên vòm miệng, sau đó vẫn giữ lưỡi như vậy và từ từ mở miệng rộng hết mức có thể (giữ trong 5-10 giây) rồi sau đó ngậm miệng lại.

Bài 2: Đặt đầu lưỡi trên vòm miệng. Trượt hàm dưới của bạn ra xa hết mức, sau đó lùi vào sâu hết mức. Giữ trong 5-10 giây ở mỗi vị trí.

Bài 3: Từ từ và đều đặn mở rộng miệng một cách thoải mái, với lưỡi ở vị trí trung lập. Giữ trong 5-10 giây rồi ngậm miệng lại. Tiếp theo, há miệng nhẹ và chuyển động hàm dưới qua lại hai bên 5 - 10 lần.

Bài 4: Ngậm miệng, đầu hướng thẳng về phía trước. Đưa mắt liếc sang bên phải và di chuyển hàm dưới sang trái, giữ trong 5-10 giây. Lặp lại động tác theo chiều ngược lại.

Bài 5: Đặt một vật, chẳng hạn như bút chì, vào giữa hai hàm răng. Trượt hàm dưới về phía trước (giữ trong 20 giây). Khi bài tập thứ 5 trở nên thuần thục, có thể sử dụng các vật dày hơn để tách hai hàm răng rộng hơn.

khớp thái dương hàmBài củng cố 2

Nếu nguyên nhân gây đau KTDH là do nghiến răng, bạn có thể gặp nha sĩ để được sử dụng máng cắn nhằm giảm tác động tiêu cực.

Để giảm đau, có thể sử dụng túi chườm. chườm một túi đá có bọc khăn vải lên vùng bị ảnh hưởng trong 15-20 phút. dùng cách chườm nóng và lạnh luân phiên cũng giúp giảm đau nhiều hơn. nên nhớ giữa các lần chườm nên có khoảng nghỉ, ví dụ 15 phút chườm, nghỉ 15 phút.

Sử dụng Thu*c chống viêm không steroid (nsaid), chẳng hạn như ibuprofen, để giảm đau tạm thời.

Xoa bóp cơ cổ và đầu.

Kiểm soát căng thẳng và lo lắng. tâm lý căng thẳng có thể gây căng cơ, khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn. căng thẳng, stress cũng dễ gây ra tình trạng nghiến răng khi ngủ, gây đau ktdh. do đó nên sử dụng các liệu pháp có thể giúp kiểm soát căng thẳng và lo lắng như thiền. nếu các biện pháp liên quan đến lối sống không hiệu quả, bác sĩ có thể kê các loại Thu*c chống lo âu phù hợp.

Đau KTDH thường là tạm thời. Trong một số trường hợp, nó xuất hiện dưới dạng các đợt bùng phát (biến mất và sau đó quay trở lại). Đau KTDH cũng có thể thành mạn tính và tiến triển. Các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm: Trật khớp, vấn đề với sự liên kết của răng và hàm, viêm khớp, căng cơ, nghiến răng... Những người bị đau KTDH thường nghe thấy tiếng động lục cục khi khớp cử động. Chẩn đoán đúng nguyên nhân gây ra cơn đau là chìa khóa để lập kế hoạch điều trị.

Chăm sóc răng miệng đúng cách có thể giúp ngăn ngừa đau KTDH. Sâu răng, gãy hoặc mất răng và viêm nướu có thể làm cho cơn đau tồi tệ hơn. Nếu bị đau KTDH, nên đi khám nha khoa trước.

Một số phương pháp khác để phòng ngừa cơn đau KTDH bao gồm: tránh nhai kẹo cao su, và các thức ăn dai hoặc cứng, ăn thức ăn mềm, đặc biệt nếu dễ bị đau KTDH... Việc nhai bằng cả hai bên hàm cũng rất quan trọng. Một số người bị đau KTDH tránh nhai một bên vì đau. Theo thời gian, điều này làm cho cơn đau tồi tệ hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cac-bien-phap-giam-dau-khop-thai-duong-ham-n183757.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi bị đau khớp đã nhiều năm rồi, uống đủ các loại Thuốc mà vẫn chưa hết bệnh. Tôi nghe nói có phương pháp Shiatsu điều trị đau khớp rất hay. Mangyte có thể cho biết về phương pháp này? Nếu tôi muốn điều trị thì đến đâu? Xin cám ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Đông Mai - tranthi…@gmail.com)
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Viêm khớp có thể do chấn thương; do sử dụng quá mức ổ khớp; do bệnh lý hoặc do tuổi già (lão hóa)... Thường người bệnh có các triệu chứng như: sưng, đỏ, nóng, đau, cứng khớp và giới hạn biên độ hoạt động của khớp.
  • Những biện pháp Tr*nh th*i an toàn và phù hợp với bạn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY