Khoa học hôm nay

Các chuyên gia y tế nêu cách tốt nhất để chấm dứt đại dịch COVID-19

Các chuyên gia y tế nêu cách tốt nhất để chấm dứt đại dịch COVID-19

Về khoảng cách tiêm vắc xin COVID-19 tại hội nghị Davos Agenda ảo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan cho biết, hơn một nửa dân số thế giới đã nhận được 2 liều vắc xin COVID-19, nhưng chỉ có 7% dân ở châu Phi được tiêm chủng đầy đủ.

"Vấn đề là chúng ta đang bỏ lại những vùng đất khổng lồ của thế giới, nhưng vắc xin hoàn toàn là trọng tâm. Không có cách nào thoát khỏi đại dịch ngay bây giờ nếu không có vắc xin là trụ cột chiến lược trung tâm", ông Mike Ryan nói.

Việc phát hiện ra biến thể omicron ở miền phía nam châu phi đã nâng cao tuyên bố rằng tỷ lệ phủ vắc xin thấp có thể tạo cơ hội cho vi rút sars-cov-2 đột biến, sau đó lây lan sang các quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc xin cao hơn nhiều.

John Nkengasong, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh châu Phi, nói "không thể chấp nhận được" việc lục địa đen tụt hậu xa so với các nước khác về tiêm vắc xin COVID-19 và gọi đó là “sụp đổ của sự hợp tác, đoàn kết toàn cầu”.

John Nkengasong nói: “Cách duy nhất để ngăn chặn các biến thể khác nhau đang thách thức những nỗ lực và tiến bộ toàn cầu mà chúng tôi đã thấy là tiêm vắc xin trên quy mô lớn, bao gồm cả châu Phi”.

Theo seth f. berkley, giám đốc điều hành của liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (gavi), dù việc cung cấp vắc xin toàn cầu thông qua covax phải đối mặt với những trở ngại ban đầu như lệnh cấm xuất khẩu, chủ nghĩa dân tộc vắc xin và các công ty không đáp ứng yêu cầu về liều lượng của họ, mọi thứ đang dần trở lại đúng hướng.

"Chúng tôi dự đoán 1 tỉ liều vắc xin tiếp theo sẽ mất từ ​​4 đến 5 tháng để được phân phối thay vì 1 năm. Thách thức là đảm bảo mọi quốc gia sẵn sàng tiếp nhận chúng", Seth F. Berkley nói.

John Nkengasong cho biết các nước châu Phi không phải đối mặt với sự do dự tiêm vắc xin mà đang xem xét các vấn đề hậu cần cần được giải quyết.

"Hợp tác lớn hơn là lộ trình để chấm dứt đại dịch này, dù chúng ta kết thúc nó vào năm 2022 hay 2023", ông nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia y tế, công bằng vắc xin là tốt nhất để chấm dứt đại dịch COVID-19 - Ảnh: Reuters

Hôm 15.1.2022, gavi cho biết covax đã phân phối 1 tỉ liều vắc xin covid-19, nhưng đến nay hơn 40% dân số thế giới vẫn chưa được tiêm liều nào.

Nguồn cung cho các quốc gia nghèo từ lâu đã rất hạn chế vì thiếu vắc xin, khi các nước giàu hơn đã đảm bảo có được hầu hết các liều vắc xin ban đầu từ tháng 12.2020.

Thế nhưng trong quý 4/2021, các lô vắc xin covid-19 đã tăng theo cấp số nhân, cho phép covax đạt mốc 1 tỉ liều được vận chuyển đến 144 quốc gia. gavi, đồng lãnh đạo chương trình covax cùng who, vừa cho biết thông tin trên.

COVAX được ra mắt vào năm 2020 với mục tiêu cung cấp 2 tỉ liều vắc xin COVID-19 vào cuối năm 2021, nhưng đã bị chậm lại do việc tích trữ Thu*c ban đầu của các nước giàu hơn. Trong đó bao gồm việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu thời bùng phát dịch COVID-19 hồi tháng 4-5.2021 và những thay đổi thường xuyên trong tổ chức của COVAX.

Covax bắt đầu cung cấp các liều vắc xin từ tháng 2.2021. khoảng 1/3 trong 1 tỉ liều vắc xin covid-19 đó được các nước giàu quyên góp, bất chấp kế hoạch ban đầu của covax là chỉ phân phối vắc xin từ chương trình mua trực tiếp với ngân sách hơn 10 tỉ usd trong quỹ của các nhà tài trợ.

Việc thay đổi chiến lược đã dẫn đến sự chậm trễ, vì các nhà tài trợ thường yêu cầu gửi vắc xin COVID-19 đến các quốc gia do họ lựa chọn.

Bất chấp sự gia tăng đột biến trong số lần giao vắc xin COVID-19 gần đây, sự bất bình đẳng về vắc xin vẫn ở mức cao. Dữ liệu mới nhất của WHO cho thấy 67% dân số ở các nước giàu đã được tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ, so với chỉ 5% ở các quốc gia nghèo hơn. Hơn 40% dân số thế giới chưa được tiêm liều vắc xin COVID-19 đầu tiên.

GAVI đang tìm kiếm thêm quỹ để đạt được mục tiêu của WHO là tiêm vắc xin COVID-19 cho 70% dân số ở các quốc gia nghèo hơn vào tháng 7.2022.

WHO từng nhiều lần cảnh báo việc bất bình đẳng vắc xin COVID-19 có thể gây xuất hiện các biến thể mới sau Omicron.

Tổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus nói phần lớn những người nhập viện trên khắp thế giới vì COVID-19 đều chưa tiêm vắc xin và nếu việc lây truyền không được hạn chế thì sẽ có nhiều nguy cơ xuất hiện một biến thể khác thậm chí có thể lây truyền cao hơn, gây T* vong nhiều hơn Omicron.

Trong cuộc hội thảo trực tuyến do diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức hôm 17.1.2022, các chuyên gia vi rút đã dội một gáo nước lạnh vào khả năng đại dịch covid-19 chuyển sang giai đoạn đặc hữu vào năm nay.

Tiến sĩ anthony fauci, cố vấn y tế chính của nhà trắng, nói không chắc omicron có phải là làn sóng biến thể cuối cùng làm gián đoạn cuộc sống bình thường không.

Khi được hỏi liệu omicron có thể lan truyền đủ rộng để đẩy nhanh sự kết thúc đại dịch không, tiến sĩ anthony fauci nói: "tôi hy vọng là như vậy, nhưng đó chỉ là trường hợp nếu chúng tôi không nhận được một biến thể khác vượt qua miễn dịch do biến thể trước tạo ra. tôi thực sự nghĩ rằng vẫn còn phải xem liệu ‘omicron có phải là loại vắc xin vi rút sống’ mà nhiều người đang hy vọng không bởi có rất nhiều biến thể khác".

Tôi nghĩ nếu bạn nhìn vào lịch sử của các bệnh truyền nhiễm, chúng tôi chỉ mới loại trừ được một bệnh truyền nhiễm… đó là đậu mùa. Điều đó sẽ không xảy ra với loại vi rút này (SARS-CoV-2 - PV)”, ông nói thêm và cho rằng chỉ coi đại dịch chuyển sang giai đoạn đặc hữu khi nó không gây rối loạn xã hội.

Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ cho biết giai đoạn đặc hữu, khi có thể kiểm soát vi rút tốt hơn và được đánh dấu bằng khả năng miễn dịch cộng đồng cao hơn, vẫn còn xa.

Một thành viên khác của cuộc hội thảo, Annelies Wilder-Smith, Giáo sư về các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London (Anh), cho biết đang hy vọng vào trường hợp tốt nhất trong quá trình tiến hóa của vi rút. Tuy nhiên, bà cảnh báo thế giới nên chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất là một biến thể khác có khả năng lây truyền nhanh và gây T* vong cao. Đó cũng là lời của Tiến sĩ Robert Malone, nhà nghiên cứu mRNA tiên phong nhưng thường lan truyền thông tin sai lệch về vắc xin COVID-19.

Annelies Wilder-Smith cho biết, dù vậy, đã có những mặt tích cực rõ ràng so với khi bắt đầu đại dịch, thời điểm mà 7,7 tỉ người toàn cầu không có khả năng miễn dịch với SARS-CoV-2, còn hiện nay hơn 50% trong số hàng tỉ người đó được tiêm hai liều vắc xin.

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/cac-chuyen-gia-y-te-neu-cach-tot-nhat-de-cham-dut-dai-dich-covid-19-177038.html)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA)) mới đây đã cảnh báo các chuyên gia y tế và bệnh nhân rằng sự nhầm lẫn giữa Thuốc chống trầm cảm brintellix...
  • Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa cảnh báo các chuyên gia y tế về nguy cơ nhầm lẫn liều dùng Thuốc chống khuẩn zerbaxa...
  • Dù không phảu cao điểm nhưng số trẻ mắc ho gà thời gian này tăng đột biến. Các chuyên gia cho rằng do tâm lý nhiều trẻ mắc bệnh do cha mẹ lo ngại sử dụng vắc xin Quinvaxem và chờ vắc xin dịch vụ đang khan hiếm nên bỏ lỡ lịch tiêm chủng của trẻ.
  • Có những thói quen mà chúng ta thường làm vào buổi sáng là những thói quen đã và đang làm hại đến sức khỏe mà không biết. Sau đây là lời khuyên của các chuyên gia y tế để tránh những tác hại xấu cho sức khỏe khi thực hiện vào buổi sáng:
  • Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa có công văn gửi các cơ sở y tế để cập nhật, tăng cường theo dõi, phát hiện và xử trí khi các phản ứng có hại của Thuốc có thể xảy ra trong quá trình sử dụng.
  • Theo các chuyên gia y tế, tại Việt Nam, ung thư vú đứng thứ hai trong số các bệnh ung thư thường mắc ở phụ nữ, với khoảng 11.000 ca mới mắc và hơn 4.000 ca Tu vong.
  • Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt, những người bị suy giảm thị lực có thể cải thiện được chức năng thị giác của mình bằng rất nhiều bài tập, hay chế độ sinh hoạt hợp lý.
  • Mangyte -Tăng huyết áp và gan nhiễm mỡ là hai căn bệnh thường gặp và được gọi là “cặp đôi nguy hiểm” khi chúng cùng song hành với nhau.
  • Đau lưng là triệu chứng thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các chuyên gia y tế, cơn đau lưng có thể hết trong vài ngày bằng các cách đơn giản. Thực tế, một số thực phẩm có đặc tính tự nhiên chống đau và chống viêm có thể giúp giảm các triệu chứng đau lưng của bạn nếu bạn thêm chúng vào chế
  • Cá xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn của người Việt bởi ngon miệng, giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu và tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn cá không đúng có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY