Bạn nên biết hôm nay

Các dấu hiệu đông máu, giảm tiểu cầu sau tiêm vaccine Covid-19

Biến chứng huyết khối, giảm tiểu cầu sau tiêm vaccine Covid-19 rất hiếm gặp, xuất hiện ngày 6-14 sau tiêm, dấu hiệu là đau đầu dữ dội, đau bụng, lưng, ngực, cáu gắt hoặc có vết bầm trên da.

Phó giáo sư, tiến sĩ Huỳnh Nghĩa, phó Trưởng khoa Y, Đại học Y dược TP HCM khẳng định biến chứng huyết khối (đông máu) sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 là hiếm gặp.

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy với vaccine Pfizer-BioNTech, trường hợp đông máu là 0,2 trên một triệu liều tiêm thứ nhất. Tỷ lệ này ở vaccine AstraZeneca là 4,6 trên một triệu liều tiêm thứ nhất. Huyết khối sau tiêm vaccine AstraZeneca chủ yếu gặp ở nữ và ít xảy ra ở người trên 60 tuổi, chỉ khoảng 0,2 trên một triệu liều tiêm đầu. Tỷ lệ đông máu sau tiêm vaccine AstraZeneca gặp ở người trẻ cao hơn so với người lớn tuổi, đặc biệt lứa tuổi 20-29.

Theo phó giáo sư Nghĩa, biến chứng đông máu sau tiêm vaccine AstraZeneca phụ thuộc vào yếu tố di truyền, bệnh nền, lối sống, Thu*c đang dùng và yếu tố V Leiden (một đột biến gene). Cơ chế bệnh sinh được cho là sự hình thành các kháng thể kháng yếu tố 4 tiểu cầu (PF4), gây tiêu thụ tiểu cầu dẫn đến số lượng tiểu cầu thấp và hình thành huyết khối.

Sau khi tiêm vaccine từ 24 đến 48 giờ, nếu người được tiêm có các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, nhức đầu hoặc đau cơ mức độ từ nhẹ đến trung bình thường, thì đây là những phản ứng thường gặp sau tiêm chủng. Các phản ứng này không liên quan đến biến chứng huyết khối với giảm tiểu cầu.

Sau khi tiêm vaccine phòng covid-19, người tiêm cần theo dõi tại nơi tiêm 30 phút và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe 30 ngày sau đó. các dấu hiệu sớm liên quan đến biến chứng huyết khối, giảm tiểu cầu sau tiêm vaccine phòng covid-19, sẽ thường xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 30 sau tiêm. khoảng thời gian cao điểm cho các triệu chứng ban đầu là ngày 6 đến ngày 14. triệu chứng thường ở mức độ nặng, dai dẳng và tái diễn.

Triệu chứng thường gặp nhất là huyết khối mạch máu não, nội tạng và phổi. Người bệnh nhức đầu dữ dội; đau bụng, đau lưng; buồn nôn và nôn; thay đổi thị lực; thay đổi trạng thái tinh thần như cáu gắt, buồn rầu, hay giận vô cớ, ngủ gà và lơ mơ; đau ngực và khó thở; sưng chân và đau chân, tăng hơn khi vận động.

Bên cạnh đó, triệu chứng giảm tiểu cầu từ nhẹ đến nặng, là các vết bầm tím ngoài da có dạng chấm, dạng mảng, dạng u máu. vết bầm có màu đỏ tươi, tím bầm hoặc màu vàng nhạt. khi ấn hoặc đè vào, vết bầm không biến mất. chúng không đau và xuất hiện tự nhiên. người bệnh có thể bị chảy máu răng, miệng tự nhiên hoặc sau chải răng, hay chảy máu mũi, xuất huyết kết mạc mắt tự nhiên. hoặc đi tiểu có máu, đi cầu phân đen hoặc máu tươi. kinh nguyệt bất thường và rong kinh kéo dài ở phụ nữ. xuất huyết có thể biểu hiện cùng lúc dưới da, niêm mạc và nội tạng.

Khi có các dấu hiệu trên sau khi tiêm từ ngày thứ 4, cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc cơ sở y tế tiêm ngừa để được thăm khám, tham vấn và trị liệu, phó giáo sư nghĩa khuyến cáo người tiêm vaccine covid-19.

Mỗi liều tiêm vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca là 0,5 ml. Mỗi người tiêm hai liều, cách nhau 4-12 tuần. Ảnh: Hữu Khoa.

Ngày 13/4, cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm mỹ (fda) cùng trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh mỹ (cdc) đề nghị tạm dừng sử dụng vaccine covid-19 của johnson & johnson để điều tra một số trường hợp bị huyết khối, giảm tiểu cầu xảy ra sau khi tiêm chủng.

Thông báo này được đưa ra sau những báo cáo ban đầu về các sự kiện tương tự ở những người tiêm vaccine covid-19 của astrazeneca bên ngoài mỹ. cdc mỹ và fda gọi đây là huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu (tts - thrombotic with thrombocytopenia syndrome).

TP HCM đang trong chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 thứ tư, và cũng là lớn nhất trong lịch sử. Dự kiến trong một tuần, từ ngày 19/6, hơn 800.000 người tại thành phố được tiêm vaccine, cho các nhóm ưu tiên là công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn, khu công nghệ cao, cho người cung cấp dịch vụ thiết yếu, giáo viên, người làm tại các cơ quan đơn vị hành chính...

Vaccine Covid-19 của Việt Nam đến nay đều sử dụng của hãng AstraZeneca. Nguồn vaccine là từ hợp đồng mua 30 triệu liều của Bộ Y tế thông qua Công ty VNVC, Cơ chế Covax và mới đây có khoảng một triệu liều do Nhật Bản tặng. Ngoài ra Bộ Y tế vừa tiếp nhận 500.000 liều vaccine của Sinopharm.

Chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 tại Việt Nam được triển khai từ ngày 8/3, ban đầu ưu tiên các lực lượng tuyến đầu chống dịch, đến nay mở rộng thêm các nhóm công nhân, người dân vùng có nguy cơ dịch... Hiện cả nước đã tiêm được hơn 2,5 triệu liều, ghi nhận 4 trường hợp Tu vong sau tiêm vaccine Covid-19, trong đó 3 trường hợp chưa rõ nguyên nhân Tu vong nên không thể kết luận là do vaccine.

Người Tu vong được Bộ Y tế xác nhận liên quan vaccine Covid-19 là một nữ nhân viên y tế 35 tuổi, công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu, An Giang, Tu vong ngày 7/5. Hội đồng chuyên môn Sở Y tế An Giang kết luận nguyên nhân dẫn đến Tu vong là "phản vệ trên nền cơ địa dị ứng non steroid (giảm đau kháng viêm). Đây là trường hợp rất hiếm gặp trong thực tế tiêm chủng vaccine phòng Covid-19".

Trường hợp Tu vong sau tiêm vaccine Covid-19 mới nhất, chưa rõ nguyên nhân nên không thể kết luận do vaccine, là một nam giáo viên, 26 tuổi, ở huyện Đông Anh, Hà Nội. Hội đồng chuyên môn Sở Y tế TP Hà Nội kết luận "đây là trường hợp Tu vong chưa rõ nguyên nhân sau 39 giờ tiêm vaccine phòng Covid-19". Các biểu hiện lâm sàng và kết quả giám định pháp y "chưa cho thấy Tu vong do phản vệ hoặc tắc mạch; cần tiếp tục xét nghiệm vi thể và giải trình tự gene để có kết luận".

Thư Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/cac-dau-hieu-dong-mau-giam-tieu-cau-sau-tiem-vaccine-covid-19-4297884.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY