Bài giảng huyết học và truyền máu hôm nay

Các tiến bộ và hiệu quả truyền máu ở Việt Nam

Truyền máu phát triển ở hầu hết ở các bệnh viện trung ương và bệnh viện tỉnh, truyền máu toàn phần chiếm 100% chưa có chương trình quốc gia về an toàn truyền máu.

Trước năm 1954: ở Việt Nam do quân đội Pháp tổ chức đầu tiên tại bệnh viện Đồn Thuỷ (Quân y viện 108 hiện nay), cung cấp máu cho quân đội Pháp. Sau đó là một vài bệnh viện ở Sài Gòn cũng do quân đội Pháp tổ chức và quản lý.

Từ 1954 - 1974: Sau hoà bình (1954), ta tiếp quản Thủ đô, quân đội tiếp quản Bệnh viện Đồn Thuỷ (Pháp gọi là bệnh viện Lanessan) và đổi tên là Quân y Viện 108. Trung tâm truyền máu vẫn được bảo toàn và hoạt động bởi các cán bộ cũ ở lại. 1956 BS. Vũ Triệu An được phân công phụ trách trung tâm này. Có thể coi đây là cơ sở truyền máu đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (19). Cũng năm 1956 Bệnh viện Việt Đức mở Khoa Lấy máu và Truyền máu, rồi Bệnh viện Bạch Mai GS. Bạch Quốc Tuyên thành lập Khoa Lấy máu vào năm 1970, cho tới nay là Viện HHTM Trung ương (từ 31/12/1984). Truyền máu của ta lúc này chủ yếu phục vụ cho chiến tranh, phục vụ cho quân đội, chủ yếu là truyền máu toàn phần, lấy máu bằng chai thuỷ tinh và truyền trong ngày. Chưa có phương tiện bảo quản và tách các thành phần máu.

Từ năm 1975 - 1992: Nhu cầu máu gia tăng, nguồn máu thu được chủ yếu là từ người bán máu (>90%). Phương tiện thu gom máu bằng chai (chu trình hở) an toàn truyền máu chủ yếu là làm phản ứng chéo và định nhóm,, tìm đơn vị máu tương đồng. Bệnh nhiễm trùng chỉ sàng lọc: sốt rét, giang mai, một vài cơ sở sàng lọc HBV. Truyền máu phát triển ở hầu hết ở các bệnh viện trung ương và bệnh viện tỉnh, truyền máu toàn phần chiếm 100% chưa có chương trình quốc gia về an toàn truyền máu.

Từ năm 1993 - 2005: ^Truyền máu Việt Nam phát triển toàn diện theo hướng phát triển của truyền máu hiện đại của khu vực và thế giối.

Vận động cho máu tình nguyện quy mô toàn quốc bắt đầu từ 24/1/1994. Một năm sau (1995) Bộ Y tế và Hội Chữ thập đỏ quyết định lấy ngày 6/1 là ngày bầu cử khoá quốc hội đầu tiên 1946 làm ngày động viên toàn dân tham gia hiến máu, tới năm 2000 Chính phủ quyết định đổi sang ngày 7/4 ngày sức khoẻ toàn cầu giành cho an toàn truyền máu làm ngày cổ động hiến máu toàn quốc, nhò vậy đã làm tăng lượng máu cho điều trị gấp nhiều lần, giảm người cho máu chuyên nghiệp, tăng người cho máu tình nguyện, tại Viện Huyết học - Truyền máu đạt đựơc > 65%.

Xây dựng giá tiền một đơn vị máu (1/1995) do liên Bộ Y tê - Tài chính - Kê hoạch đầu tư quyết định, đây là giá tiền một đơn vị máu đầu tiên. Nhờ quyêt định này truyền máu nưóc ta tiến thêm một bước mới.

Đổi mới các trang bị thu gom và bảo quản máu:

Thay chai bằng túi chất dẻo (1/1995) như quốc tê.

Thay giường bằng ghế lấy máu như quốc tế (từ 1/1996).

Tủ lạnh bảo quản máu và huyết tương (1996) (chương trình viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Luxembourg).

Sàng lọc đủ 5 bệnh nhiễm trùng theo yêu cầu của Tổ chức y tế thế giới trên phạm vi toàn quốc:

HIV, giang mai, sốt rét (từ 1993).

HBV (từ 1994).

HCV (từ 1996). Tói 1999, 100% đơn vị máu đã được sàng lọc đủ 5 bệnh nhiễm trùng ở tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện có dùng máu.

Đã loại >1000 người đi cho máu có anti HIV , hàng vạn người HCV , HBV, bảo đảm an toàn truyền máu.

Sản xuất và chuẩn hoá các chế phẩm máu (đề tài nghiên cứu sản xuất chê phẩm máu cấp Nhà nước 1996 - 1999 và dự án nghiên cứu sản xuất và chuẩn hoá chế phẩm máu 2000 - 2002 của Viện Huyết học - Truyền máu), bao gồm:

Khôi hồng cầu nghèo bạch cầu.

Khối tiểu cầu pool, tiểu cầu từ 1 cá thể.

Huyết tương tươi, huyết tương tươi đông lạnh.

Tủa lạnh yếu tố VIII, đồng thòi vối sự ra đời trung tâm điều trị hemophilia (1999) và gia nhập hội hemophilia quốc tế (2000) đã đem lại nguồn hy vọng lớn cho bệnh nhân hemophilia.

Khôi bạch cầu hạt trung tính: sản phẩm này đã cứu sông nhiều bệnh nhân nhiễm trùng kháng Thu*c (vô phương cứu chữa).

Phát triển truyền máu lâm sàng: chỉ định và sử dụng hợp lý máu và các- sản phẩm máu. Tại Viện Huyết học - Truyền máu TW, sau khi nghiệm thu đề tài nhánh cấp Nhà nưốc về sản xuất các sản phẩm máu (1996 -1999) và dự án cấp Nhà nước về sản xuất và chuẩn hoá các sản phẩm máu sử dụng cho điều trị (2000-2002) tới nay truyền máu từng phần ở Viện Huyết học - Truyền máu TW và các bệnh viện phụ thuộc ngân hàng máu Hà Nội đã đạt 100%, hiện đang phát triển tới các tỉnh và thành phô' khác trong toàn quốc. Đây là một thay đổi lớn về nhận thức và thói quen truyền máu toàn phần ở các bệnh viện, đồng thời tạo ra bước ngoặt trong công tác chăm sóc bệnh hemophilia ở nước ta từ năm 1999. Nhờ phát triển của truyền máu, ghép tuỷ tế bào gốc tạo máu đã tiến hành ở 3 bệnh viện lớn: Bệnh viện Huyết học- Truyền máu thành phô" Hồ Chí Minh (1995), Bệnh viện trung ương Huế (2004), Bệnh viện Quân đội 108 (2005).

Giai đoạn 2001 - 2015: Mục tiêu chính là hiện đại hoá ngành truyền máu, sớm hoà nhập với truyền máu khu vực và thế giới. Để thực hiện mục tiêu này, chúng ta đã:

Xây dựng chương trình an toàn truyền máu quốc gia đã đựơc Thủ tướng phê duyệt tháng 12 năm 2001, theo hướng tập trung: một ngân hàng máu cung cấp cho nhiều bệnh viện, nhằm nâng câo chất lượng các sản phẩm máu và hiệu quả truyền máu lâm sàng có máu dự trữ để bất kỳ khi nào cần là có máu, kể cả tuyến huyện và tương đương. Chương trình này tiến hành theo hai bước: bước 1 tập trung tuyến tỉnh, cắt thu gom máu và sàng lọc máu ở bệnh viện huyện và tương đương; bước 2 tập trung xây dựng ngân hàng máu khu vực tập trung từ 3 - 4 tỉnh lân cận, dự kiến khoảng 15 Trung tâm truyền máu trong toàn quốc.

Xây dựng ngân hàng máu khu vực mẫu tại Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, bằng vốn vay của ngân hàng. Dự án này được Thủ tướng phê duyệt tháng 1/2002. Nhằm mục đích phấn đấu 2010 - 2015 toàn quô"c thống nhất một chất lượng máu theo tiêu chuẩn châu Âu. Bảo đảm an toàn truyền máu, có đủ máu cho điều trị, cho cấp cứu, có máu dự trữ cho thảm hoạ, an ninh, Quốc phòng, tiến tới xoá bỏ hìnb thức tự cung, tự cấp máu ỏ các bệnh viện hiện nay từng bước hiện đại hoá truyền máu ở nước ta, sớm hoà nhập với truyền máu khu vực và thê giới.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/bghuyethoctruyenmau/cac-tien-bo-va-hieu-qua-truyen-mau-o-viet-nam/)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY