Bài giảng huyết học và truyền máu hôm nay

Truyền máu tự thân và ứng dụng

Phải kiểm tra các thành phần bạch cầu, hồng cầu ly giải trong đơn vị máu, tuy nó không có nguy hại lớn về lâm sàng như truyền máu đồng loài, nhưng khi có hàm lượng cao thì truyền cho người bệnh cũng có thể xảy ra tai biến.

Hiện nay an toàn truyền máu của toàn thế giới đang gặp khó khăn lớn, đó là nhu cầu máu ngày càng gia tăng, và an toàn truyền máu phòng lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng, nhất là phòng lây nhiễm HIV. Ở Việt Nam đây cũng là hai vấn đề nóng bỏng nhất của công tác truyền máu và an toàn truyền máu. Truyền máu tự thân chính là một giải pháp tăng nguồn cung cấp máu và an toàn truyền máu.

Truyền máu tự thân là truyền máu mà người cho máu và người nhận máu là cùng một cá thể. Nghĩa là lấy máu của bản thân truyền lại cho chính bản thân mình, do đó được gọi là truyền máu tự thân (Autologus Transfusion). Truyền máu tự thân đã có khoảng 100 năm trước đây. Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây nó được nhắc loại và được coi là một trong các chiến lược đảm bảo an toàn truyền máu trên toàn thế giới.

Truyền máu tự thân có lợi và bất lợi gì? Đây là điều cơ bản cần biết trước khi xây dựng chiến lược này.

Lợi ích của truyền máu tự thân

Bảo đảm phòng lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng qua truyền máu như HIV, HBV, HCV, giang mai là những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm mà bằng phương pháp sàng lọc huyết thanh chưa đảm bảo được 100% an toàn.

Bảo vệ và loại trừ được các phản ứng miễn dịch đồng loài do bất đồng nhóm máu hệ ABO, Rh ... hệ HLA, bệnh ghép chống chủ do truyền máu.

Loại trừ được các phản ứng: sốt, dị ứng.

Tăng thểm nguồn cung cấp máu an toàn nhất là trong điều kiện nước ta đang thiếu nguồn người cho máu.

Không gây tai biến gì cho người bệnh khi lấy máu và truyền máu cho họ.

Kích thích sinh hồng cầu.

Vết thương chóng hồi phục và sớm thành sẹo.

Về kinh tế: giảm bớt được khoản chi phí cho xét nghiệm an toàn truyền máu.

Bất lợi của truyền máu tự thân

Phản ứng khi lấy máu nhất là với trường hợp lấy máu trước phẫu thuật.

Có thể khắc phục được bằng chuẩn bị tư tưởng tốt cho người bệnh và có sự phổi hợp chặt chẽ giữa phẫu thuật viên và người truyền máu.

Gây phức tạp thểm cho nhà phẫu thuật và truyền máu vì phải làm công tác tư tưởng, chuẩn bị bệnh nhân.

Ngày phẫu thuật có thể trì hoãn việc bảo quản máu này gặp khó khăn.

Tất cả những bất lợi này có thể khắc phục được bằng cách có hợp tác chặt chẽ giữa 3 thành phần: người phẫu thuật viên, người làm truyền máu và bệnh nhân (cho và nhận máu).

Có mấy loại truyền máu tự thân: Theo tài liệu của Hội truyền máu Mỹ (AABB) gần đây, người ta chia thành 4 loại:

Cho máu trước phẫu thuật (preoperative donation): Loại này thường áp dụng cho các phẫu thuật có chuẩn bị, phẫu thuật theo kế hoạch định trước, trong trường hợp này, người phẫu thuật viên có thể dự kiến lượng máu dùng trong phẫu thuật để lấy máu trước phẫu thuật.

Pha loãng máu trong phẫu thuật (intra - operative hemodi - lution), ở đây máu của bệnh nhân sẽ được lấy ra ngay trong lúc bắt đầu phẫu thuật, pha loãng rồi truyền lại trong phẫu thuật.

Thu gom máu trong phẫu thuật (intra operativi blood collection), trong trường hợp này máu được thu gom từ các vị trí phẫu thuật rồi truyền trả lại cho bệnh nhân.

Thu gom máu sau phẫu thuật (postoperative collection): Máu chảy ra từ ống dẫn lưu sẽ được thu gom trong điều kiện vô trùng và truyền trả lại cho bệnh nhân.

Các kỹ thuật truyền máu tự thân

Cho máu trước phẫu thuật

Có thể đây là mục đích chính của truyền máu tự thân vừa giúp ta giải quyết được tình trạng khan hiếm người cho máu vừa đảm bảo an toàn truyền máu, đỡ tốn kém.

Đối tượng áp dụng rất rộng rãi

Tuổi có thể áp dụng cho cả trẻ em, người trưởng thành và người cao tuổi.

Giới: Nam, nữ đều có thể áp dụng tốt.

Bệnh cần phẫu thuật: phẫu thuật tim mạch, thận, chỉnh hình, khối u.

Chuẩn bị trước khi cho máu

Thông báo cho bệnh nhân, nói chuyện, giải thích cho người bệnh nhân yên tâm và phối hợp với thầy Thu*c, tránh sự sợ hãi xảy ra khi lấy máu.

Kiểm tra các xét nghiệm

Định lại nhóm máu ABO, các xét nghiệm bệnh nhiễm trùng không cần thiết. Nhưng nếu có nghi ngò bệnh lây truyền cho nhân viên y tế thì có thể xét nghiệm như HIV, HBV hoặc nếu được sự đồng ý của bệnh nhân thì có thể sử dụng người này thành người cho máu đồng loài thì có thể phải kiểm tra các bệnh nhiễm trùng sau 3 ngày bảo quản máu để lựa chọn.

Lịch lấy máu và số lượng máu lấy ra

Điều này phụ thuộc vào yếu cầu của phẫu thuật viên và tình trạng của bệnh nhân. Ó đây chỉ nêu lên một số nguyên tắc cơ bản cần thực hiện.

Ngày phẫu thuật phải cách lần lấy đơn vị máu cuối cùng ít nhất là 72 giờ. Theo nguyên lý tạo máu và tuần hoàn thì thời gian thích hợp cho phẫu thuật là sau 2 tuần kê từ ngày lấy đơn vị máu cuối cùng.

Hàm lượng huyết sắc tố cho phép: tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Theo tài liệu của ngành Truyền máu Mỹ (AA-BB) thì không nên lấy máu ở người có hematocrit < 33%. Tuy nhiên họ khuyên rằng tùy tình trạng bệnh nhân mà có thể lấy cả những người có hematocrit cao hơn hoặc thấp hơn 33%.

Khối lượng máu lấy được tính theo kg cân nặng của bệnh nhân thường lấy 5-7ml/kg tương đương 5% (khối lượng máu toàn cơ thể).

Người thầy Thu*c phải chịu trách nhiệm về sức khỏe cho người cho máu là người bệnh.

Về pháp lý, túi máu phải được kiểm tra về các tiêu chuẩn an toàn như là một túi máu đồng loài, bao gồm các an toàn: về tương đồng nhóm máu, về bệnh nhiễm trùng, phải có kết quả huyết sắc tố và hemetocrit của chai máu, không gây trở ngại gì cho người nhận đồng loài.

Chỉ nên dùng cho các đối tượng người bệnh sau: phẫu thuật chỉnh hình, tim mạch, phụ nữ có chửa đẻ bị chảy máu.

Bảo quản và vận chuyển

Về bảo quản có hai cách:

Bảo quản ở 4 - 8°c dùng lại ngay cho bệnh nhân hoặc để chậm lại, trong trường hợp này có thể bảo quản trong 6 tuần lễ theo lịch mổ. Tuy nhiên ở điều kiện nước ta chỉ nên giữ 4 tuần lễ theo lịch mổ.

Bảo quản lâu dài (hai tháng, hàng năm) trong trường hợp này phải bảo quản với glycerol và giữ trong tủ lạnh sâu âm 196°c hoặc trong nitơ lỏng (liquid nitrogen), thường áp dụng cho người gửi máu lâu dài hoặc bảo quản các máu thuộc loại nhóm máu hiếm như Rh-, máu nhóm AB.

Truyền máu trả lại cho bệnh nhân

Về nguyên tắc vẫn phải kiểm tra lại các phản ứng tương đông nhóm máu như truyền máu đồng loài không được bỏ qua.

Không phải bất hoạt lympho qua tia gamma.

Phải kiểm tra các thành phần bạch cầu, hồng cầu ly giải trong đơn vị máu, tuy nó không có nguy hại lớn về lâm sàng như truyền máu đồng loài, nhưng khi có hàm lượng cao thì truyền cho người bệnh cũng có thể xảy ra tai biến.

Thông báo vế kết quả cho cơ sở truyền máu

Thông báo này bao gồm: số lượng đã dùng, phần còn lại cần gửi trả lại cho kho máu.

Kết quả về lâm sàng và các phản ứng nêu có xảy ra trong quá trình truyền máu tự thân.

Vấn đề sử dụng chéo máu tự thân

Máu tự thân lấy trước mổ, có khi không cần dùng đên, vậy có thể dùng cho người khác được không?

Về nguyên tắc là có thể được nhưng phải thoả mãn các điều kiện sau đây:

Phải được sự đồng ý của người cho máu tự thân và người nhận máu.

Phải làm đủ các xét nghiệm an toàn, bao gồm nhóm máu, các xét nghiệm bệnh nhiễm trùng như HIV, HCV, HBV, giang mai, sốt rét.

Lấy máu phải bảo đảm vô trùng cùng với các điều kiện chuẩn về túi, chất chống đông.

Phải dán nhãn ghi tên bệnh nhân như một túi máu bình thường.

Pha loãng máu trước phẫu thuật

Pha loãng máu trước phẫu thuật là một phương pháp truyền máu tự thân bằng cách lấy ra một vài đơn vị máu ở thời điểm ngay trước khi bắt đầu mổ và truyền bù đắp cho bệnh nhân bằng dung dịch thay thế. Số máu lấy ra sẽ truyền trả lại cho bệnh nhân trong khi mổ hoặc sau mổ, khi về giường bệnh.

Lợi ích của truyền máu tự thân bằng phương pháp pha loãng

Độ nhớt của máu giảm, do đó máu pha loãng có tác dụng tăng tuần hoàn, đặc biệt là tuần hoàn vi mạch, tăng trao đổi oxy ở tổ chức.

Khối hồng cầu giảm làm giảm gánh nặng tuần hoàn cho bệnh nhân ngay từ lúc bắt đầu mổ do lấy máu pha loãng, khối lượng tuần hoàn giảm sẽ giúp cho tuần hoàn não, thận tốt hơn trong thời gian phẫu thuật.

Lấy máu ở thời gian ngay trước khi bắt đầu mổ giúp bảo toàn được một phần tiểu cầu và yếu tố đông máu, do đó khi truyền trả lại cho bệnh nhân kết quả tốt.

Chọn lọc bệnh nhân cho phương pháp này

Phẫu thuật chung: Cho các phẫu thuật mất máu nhiều khoảng 1-2 lít, Hb có trên 120g/lít, không có bệnh về tim mạch, không có bệnh về phổi, cao huyết, bệnh rốì loạn đông máu hoặc bệnh có biểu hiện thiếu máu cơ tim.

Những yếu cầu cẩn có để áp dụng phương pháp pha loãng

Nắm chắc khối lượng máu, hematocrit của bệnh nhân trước mổ, để có dự kiến lấy khối lượng máu thích hợp.

Nhưng nếu tình trạng bệnh nhân cho phép có thể lấy nhiều hơn nhưng không quá 15% khối lượng máu toàn cơ thể (theo AABB Standard).

Dán nhãn cẩn thận: bao gồm tên, số giường bệnh, ngày lấy, người lấy máu. Tuy nhiên phải ghi rõ: "Chỉ dùng cho truyền máu tự thân".

Truyền máu tự thân bằng phương pháp thu gom máu trong phẫu thuật

Thu gom máu và truyền lại trong mổ là cách lấy lại máu đã chảy ra ở vị trí mổ, hoặc xoang rỗng chứa máu khi vỡ phủ tạng. Phương pháp an toàn và không nguy hại cho bệnh nhân, đang được áp dụng trong phẫu thuật tim, chỉnh hình, tai biến sản phụ, chấn thương vỡ lách, còn gọi là phương pháp truyền máu hoàn hồi.

Cách thu gom

Cách thủ công:

Dùng bơm tiêm hoặc ống hút, cách này làm vỡ hồng cầu, không đảm bảo vô trùng.

Dùng muối hoặc cốc nhỏ múc máu, máu này lọc qua phễu có 4-5 lần gạc vô trùng; rồi truyền lại cho bệnh nhân qua dây truyền máu có bầu lọc.

Dùng máy hút. máy hút vào, cô đặc hồng cầu rồi pha loãng qua bầu lọc, truyền lại khối hồng cầu trong nước muối S*nh l*. Cách này thì đời sống hồng cầu lấy lại không kém truyền máu đồng loài...

Máu thu gom bằng máy này có đặc điểm sau:

Yếu tố đông máu.và tiểu cầu rất ít.

Lượng huyết sắc tố tự do ít cho nêri không hại cho thận.

Các nguy cơ có thể gặp, cách khắc phục

Tắc mạch do cục máu đông nhỏ: khắc phục bằng 2 lần lọc, qua gạc như đã mô tả ở trên và lọc qua bầu lọc của dây truyền máu.

Viêm thận cấp do hemoglobin tự do thải qua thận trong điều kiện HA giảm, lưu lượng máu qua thận giảm, khắc phục bằng cách ly tâm kiểm tra lượng hematocrit, nếu > 15% thì vẫn an toàn. Tuy nhiên nhiều cơ sở đã truyền theo cách này mà chưa gặp tai biến tại thận. Thểm vào đó, thường ở các bệnh nhân này người phẫu thuật viên và bác sĩ gây mê - hồi sức vẫn cho truyền dịch khá đầy đủ.

Nhiễm trùng do thu gom máu trong chu trình hở; nếu phòng mổ vô trùng tốt, các dụng cụ thu gom được vô khuẩn, sau mổ thầy Thu*c thường cho kháng sinh phổ rộng trong 3 ngày đầu, nên nguy cơ này ít xảy ra.

Bảo quản

Nếu thu gom trong điều kiện vô trùng thì máu có thể bảo quản và dùng truyền lại cho bệnh nhân trong 6 giờ. Nếu bảo quản ở 2 - 6°c thì dùng được trong 24 giờ. Nhưng muốn bảo quản cần dán nhãn, ghi tên rất cẩn thận.

Thu gom máu sau phẫu thuật

Cách này người thu gom máu qua các đường dẫn lưu sau mổ. Nếu thu gom đảm bảo vô trùng có thể truyền lại cho bệnh nhân qua màng lọc để loại bỏ các cặn ngưng kết của tế bào. Máu này có thể truyền lại trong khoảng 6 giờ bảo quản.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/bghuyethoctruyenmau/truyen-mau-tu-than-va-ung-dung/)

Tin cùng nội dung

  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY