Bạn nên biết hôm nay

Cách giảm căng thẳng cho người cao tuổi trong đại dịch

Khuyến khích người già vận động nhẹ, ôn lại kỷ niệm qua ảnh, cùng xem phim, nghe nhạc, nấu ăn..., giúp gắn kết, giảm cảm giác cô đơn.

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cơ sở 3, cho biết các biện pháp ngăn chặn sự lây truyền virus như giãn cách xã hội có thể ảnh hưởng đến thói quen, hành vi của mỗi người, từ đó dẫn đến rối loạn tâm lý. Người cao tuổi là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch.

"các thông tin về covid-19 như thiếu thực phẩm, Thu*c men, bác sĩ, bệnh viện, tỷ lệ Tu vong cao ở người lớn tuổi... có thể khiến họ căng thẳng, lo lắng cho sức khỏe của bản thân và con cháu", bác sĩ vũ nói.

Khi bình thường, người cao tuổi là nhóm có nguy cơ cô đơn cao. trong lúc có dịch, người cao tuổi càng tăng nguy cơ bị lo âu và trầm cảm khi rơi vào tình huống mất kết nối xã hội.

Đối với những người không có gia đình hoặc bạn bè thân thiết, họ chỉ kết nối cộng đồng thông qua các hoạt động bên ngoài như tập thể thao ngoài công viên, đi lễ nhà thờ, đi chùa..., song các hoạt động ngoài trời đang tạm ngưng. Ngoài ra, nhiều người già ít có khả năng tiếp cận mạng xã hội khiến họ khó duy trì kết nối với người khác.

Có nghiên cứu cho rằng, những người lớn tuổi bị cô lập với xã hội có số lượng tế bào t (tế bào miễn dịch) thấp hơn và mức độ viêm cao hơn so với những người cao tuổi hòa nhập với xã hội. do đó, trong giai đoạn này, chăm sóc sức khỏe tinh thần rất quan trọng với mỗi người, đặc biệt là nhóm người nhạy cảm như người cao tuổi.

Bác sĩ Vũ khuyến cáo, người thân cần quan sát những biểu hiện của người cao tuổi để nhận ra sự thay đổi tâm lý ở họ. Đối với người lớn tuổi, đặc biệt là những người sống cô lập và bị suy giảm nhận thức, mất trí nhớ, sẽ dễ trở nên lo lắng, tức giận, căng thẳng, kích động và thu mình hơn. Họ dễ cáu gắt, thích tranh cãi, lớn tiếng, hành vi bạo lực...

Chúng ta có thể nhận ra sự căng thẳng ngày càng tăng ở người thân nếu họ sợ hãi vô cớ về những thứ khác ngoài covid-19; ngủ không ngon hoặc giảm sức tập trung; tình trạng bệnh mạn tính trở nên tệ hơn hoặc có dấu hiệu gia tăng sử dụng rượu, Thu*c lá, Thu*c khác như Thu*c giảm đau.

"Một số dấu hiệu khác như mất hứng thú với những thứ từng thích, nhà cửa lộn xộn kém gọn gàng trong khi trước kia rất thích dọn dẹp, ít tắm hơn, quên uống Thu*c", bác sĩ Vũ nói thêm.

Để hỗ trợ tâm lý người cao tuổi trong giai đoạn này, cần có sự chia sẻ thông tin về đại dịch một cách đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng để giúp người cao tuổi cảm thấy thoải mái và bớt lo lắng hơn. Khuyến khích họ tạm dừng xem, nghe, đọc và tin tức về đại dịch.

Bên cạnh đó, người thân nên khuyến khích người lớn tuổi duy trì các hoạt động thể chất như tập thể dục nhẹ tại ban công, thiền, đi dạo trong sân vườn nếu có. các hoạt động này có tác dụng tăng cường chức năng tế bào hệ miễn dịch và giảm viêm ở người cao tuổi.

Các hoạt động thể chất nhẹ tại nhà giúp người cao tuổi thoải mái tâm lý và tăng tế bào hệ miễn dịch. Ảnh: Shutterstock

Các hoạt động thể chất nhẹ tại nhà giúp người cao tuổi thoải mái tâm lý và tăng tế bào hệ miễn dịch. Ảnh: Shutterstock

Khuyến khích các cuộc nói chuyện, sẻ chia những vấn đề. hướng dẫn người lớn tuổi cách trò chuyện video bằng điện thoại thông minh, máy tính xách tay hoặc máy tính bảng. khuyến khích bạn bè và người thân khác gọi điện thoại thăm hỏi.

"giúp người lớn tuổi tham gia các hoạt động kết nối trong gia đình để không cảm thấy lạc lõng, cô đơn như cùng xem lại và sắp xếp các bức ảnh, kỷ vật cũ; ôn lại những kỷ niệm hạnh phúc; cùng nấu ăn, xem phim...", chuyên gia chia sẻ.

Tuy nhiên, theo bác sĩ vũ, không phải người cao tuổi nào cũng cảm thấy cô đơn, căng thẳng. có những người lớn tuổi do có kinh nghiệm sống và tính cách mạnh mẽ, họ có thể kiên cường trong những tình huống như đại dịch.

10 điều người cao tuổi cần chú ý trong dịch Covid-19

10 điều người cao tuổi cần chú ý trong dịch Covid-19

10 điều người cao tuổi cần lưu ý trong đại dịch. Nguồn: HelpAge International - Bộ Y tế

Lê Cầm

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/cach-giam-cang-thang-cho-nguoi-cao-tuoi-trong-dai-dich-4338809.html)

Tin cùng nội dung

  • Căng thẳng trong công việc, cuộc sống nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự bài tiết và sức khỏe cơ thể.
  • Có những cơn dư chấn về mặt tâm lý dẫn đến trầm cảm hay lo âu khiến cho nhiều người có ý định Tu tu.
  • Các cụ vẫn có câu: Cáu giận hại tâm, buồn bực hại gan… từ xưa người ta đã biết những stress, cáu giận, lo lắng, buồn phiền đều hại tâm, hại tim, hại gan, hại thận cả.
  • Thời tiết âm u, ít vận động cũng như hạn chế ăn các thực phẩm nhiều vitamin khiến cơ thể giảm sức đề kháng.
  • Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ đẩy nhanh quá trình co rút của các đoạn telomere (mũ bảo vệ ở 2 đầu nhiễm sắc thể), từ đó rút ngắn tuổi thọ của tế bào.
  • Những thực phẩm chứa nguồn vitamin dồi dào này sẽ giúp bạn xóa tan mọi mệt mỏi và căng thẳng.
  • Rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm thần, vì nguyên nhân chưa được biết rõ nên việc điều trị bệnh còn gặp nhiều khó khăn.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
  • Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY