Dinh dưỡng hôm nay

Cách khắc phục sữa chua không đông đơn giản tại nhà

Bạn làm sữa chua nhưng không hiểu sao mãi vẫn lỏng, không đông dù đã ủ trong thời gian dài? Cùng xem nguyên nhân và cách khắc phục sữa chua không đông!

Nội dung bài viết

    Nguyên nhân sữa chua không đông
      Dụng cụ làm sữa chua không sạch
  • Cách chữa sữa chua không đông bằng nguyên liệu chuẩn

Lợi ích tuyệt vời của sữa chua đem lại cho sức khỏe và sắc đẹp của con người thì ai cũng biết rõ. tuy nhiên, để tạo nên những mẻ sữa chua tự làm hoàn hảo, chúng ta cần phải hiểu rõ rất nhiều yếu tố bên cạnh các bước làm sữa chua. vậy cụ thể đó là gì? hãy cùng phunuvagiadinh tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục sữa chua không đông trong bài viết sau!

Cách khắc phục sữa chua không đông hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân sữa chua không đông

Dụng cụ làm sữa chua không sạch

Nếu các dụng cụ làm sữa chua không được vệ sinh sạch sẽ thì quá trình lên men khi ủ sữa chua chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. hậu quả là sữa chua sẽ bị nhớt, lỏng và không đông cho dù bạn ủ sữa chua bằng cách gì đi chăng nữa.

Men ủ sữa chua chất lượng kém

Để làm ra được hũ sữa chua ngon mịn và đông, khâu lựa chọn loại sữa chua tại siêu thị để làm men cái ủ sữa chua là vô cùng quan trọng. tuy nhiên bạn cần chú ý rằng men ủ của các hộp sữa chua có ngày sản xuất đã quá 14 ngày thì chất lượng rất thấp.

Sữa chua không đông có thể là do men ủ chất lượng kém - Ảnh minh họa: Internet

Do đó, nếu bạn mua nhầm phải những hũ sữa chua để ủ men đã quá 14 ngày sử dụng thì có thể mẻ sữa chua tự làm của bạn sau khi ủ sẽ không chua và không có độ sánh, đông mịn.

Sữa làm sữa chua có hàm lượng protein thấp

Protein là chất cực kỳ quan trọng trong việc giúp sữa chua đông mịn sau khi ủ. mặc dù trong quá trình tự làm sữa chua, bạn có dùng thêm sữa đặc (cực nhiều protein) thì vẫn chưa đủ.

Do đó, nếu bạn làm sữa chua với các loại sữa ít protein như sữa gạo, sữa dừa, sữa hạnh nhân thì chắc chắn sẽ rất khó đông.

Sữa làm sữa chua có hàm lượng protein thấp khiến sữa chua không đông - Ảnh minh họa: Internet

Nhiệt độ và thời gian ủ sữa chua không khớp với nhau

Nhiệt độ và thời gian ủ sữa chua đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo môi trường thuận lợi cho men cái hoạt động. nếu môi trường đủ tốt, sau khi men cái chuyển hóa lactose tạo ra axit lactic, axit lactic sẽ giúp protein có trong sữa chua đông mịn và có vị chua tự nhiên.

Dù bạn có ủ sữa chua bằng thùng đá, nồi cơm điện hay máy ủ thì nhiệt độ và thời gian ủ sữa chua vẫn đóng vai trò quyết định tới việc mẻ sữa chua có thành công hay không. vì vậy, nếu sữa chua của bạn mãi không đông thì hãy xem xét lại cách ủ của mình đã đúng chưa là được.

Cách khắc phục sữa chua không đông

Có nhiều phương pháp ủ sữa chua khác nhau như phơi nắng, dùng lò nướng hoặc thùng xốp,… tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề là quá trình trộn sữa tươi, sữa đặc và tạo môi trường ủ để làm sữa chua.

Cách giúp sữa chua đông mịn và có vị chua tự nhiên - Ảnh minh họa: Internet

Chính do sự khác nhau trong việc dùng cái gì để làm môi trường ủ sữa chua nên dù bạn dùng phương pháp nào đi chăng nữa, chỉ cần chú ý các điểm dưới đây thì chắc chắn mẻ sữa chua của bạn sẽ vô cùng thơm ngon.

Cách chữa sữa chua không đông bằng nguyên liệu chuẩn

Lời khuyên cho bạn là chọn loại sữa giàu protein. bạn có thể mua các loại sữa tươi thông thường như vinamilk, sữa đậu nành hoặc th true milk. bên cạnh đó, bạn cần chú ý lựa chọn loại sữa chua làm men ủ có ngày sản xuất cách ngày bạn làm sữa chua chưa tới 14 ngày.

Sữa tươi thường như vinamilk, TH true milk,... nên được chọn làm sữa chua - Ảnh minh họa: Internet

Cách xử lý sữa chua không đông khi trộn

Trong khi trộn hỗn hợp sữa, bạn tuyệt đối không được đổ thêm nước. việc đổ nước sẽ khiến lượng protein trong hỗn hợp sữa bị loãng. do đó, sữa chua sau khi ủ sẽ khó đông. 

Ủ sữa chua với nhiệt độ chuẩn và thời gian thích hợp

Ngoài trừ phương pháp ủ sữa chua bằng cách phơi nắng thì các phương pháp ủ sữa chua khác đều cần tạo môi trường ủ sữa với nhiệt độ từ 40 đến 44 độ c. đây chính là mức nhiệt độ thuận lợi nhất để các men cái hoạt động giúp sữa chua đông mịn và có vị chua tự nhiên.

Ủ sữa chua với nhiệt độ chuẩn và thời gian thích hợp - Ảnh minh họa: Internet

Với mức nhiệt độ trên, bạn chỉ cần ủ sữa trong 4-6 giờ là mẻ sữa chua sẽ đông mịn siêu ngon. ai muốn ăn chua hơn thì tăng thời gian ủ lên thành 6-7 tiếng là được. lưu ý cứ 2 tiếng lại tăng nền nhiệt ủ lên, có thể dùng tay để kiểm tra, chỉ cần thấy ấm là được.

Với các phương pháp ủ khó kiểm soát nhiệt độ ủ sữa như phơi nắng hoặc ủ sữa chua với nhiều lớp vải dày, bạn sẽ phải điều chỉnh thời gian ủ theo đó cho phù hợp. thông thường sẽ là 12 tiếng, lâu hơn bình thường rất nhiều.

Qua bài viết này, phunuvagiadinh hy vọng rằng bạn đọc đã có câu trả lời về nguyên nhân cũng như cách khắc phục sữa chua không đông. chúc các bạn sẽ tạo ra được những mẻ sữa chua siêu ngon tại nhà!

4 điều đại kỵ cần tránh khi ăn sữa chua để không bị phản tác dụng, rước bệnh vào thân

Sữa chua là một món ăn giải nhiệt được vô cùng yêu thích trong mùa hè nóng nực. thế nhưng khi ăn sữa chua cần tránh 4 điều đại kị dưới đây để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Xem thêm >>

Cúc Nguyễn | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/cach-khac-phuc-sua-chua-khong-dong-don-gian-tai-nha-385589.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/cach-khac-phuc-sua-chua-khong-dong-don-gian-tai-nha-385589.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/dinh-duong-2/cach-khac-phuc-sua-chua-khong-dong-don-gian-tai-nha-385589)

Tin cùng nội dung

  • Nồng độ axit trong dạ dày tăng cao gây nên chứng trào ngược axit. Thời gian dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến ung thư thực quản.
  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Chào Mangyte, cha mẹ chúng tôi ở Việt Nam, đều trên 75 tuổi. Tôi muốn thỉnh thoảng thử máu kiểm tra sức khỏe cho các cụ. Xin hỏi ở TPHCM có nơi nào nhận lấy máu tại nhà không? Chi phí cho 1 lần lấy máu là bao nhiêu? Trân trọng cảm ơn.
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Hai hôm nay tôi bị sốt, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu mà tôi chưa sắp xếp công việc để đi được. Xin hỏi ở Hà Nội có dịch vụ xét nghiệm tại nhà không? Nếu có thì chi phí ra sao? Cảm ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Hải Đăng - nguyenhai…@gmail.com)
  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Tật nói lắp là một chứng rối loạn trong các diễn đạt lời nói. Nếu trẻ nói lắp không được trị liệu thì khi trưởng thành vẫn mắc tật nói lắp.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY