Tại Lào Cai, lượng mưa lớn gây sự cố bục cống xả tràn hồ chứa bùn đuôi quặng Nhà máy tuyển quặng đồng Tả Phời (TP Lào Cai) ngày 8/8 khiến hàng nghìn khối bùn đục chảy xuống thôn Phời 3, xã Tả Phời. Bùn đất ngổn ngang đọng lại tại nhiều nhà dân, đường giao thông và tràn lấp toàn bộ cánh đồng phía trước trụ sở xã. Hàng loạt tuyến đường bị xói lở khiến giao thông tê liệt, gia súc, gia cầm của nhiều hộ dân bị cuốn trôi.
Thống kê sơ bộ có 46 hộ với 220 nhân khẩu ở phía hạ lưu hồ bị ảnh hưởng, trong đó 18 hộ bị thiệt hại rất nặng. Bùn quặng tấn công làm hỏng 2 công trình thủy lợi (Phời 3 và Hẻo Trang), làm sạt lở tuyến kè suối Làng Hang và kè suối Phời 3, làm vỡ nhiều đoạn ống cấp nước cho 76 hộ dân, vùi lấp hoàn toàn hơn 5ha lúa và nhiều diện tích cây hoa màu, ao nuôi thủy sản. Đáng chú ý, ô nhiễm bùn đất, xác động vật bốc mùi rất nặng.
Lực lượng tại chỗ đã lập tức cùng người dân nỗ lực khắc phục hậu quả. ông phạm huy bình - bí thư đảng ủy xã tả phời cho biết, đã huy động tối đa nhân lực vào cuộc, và phối hợp với công ty cổ phần đồng tả phời xử lý môi trường. nước rút đến đâu, người dân cùng lực lượng dân quân, công an, đoàn viên xã tả phời và công nhân công ty nhanh chóng dọn vệ sinh, khắc phục sự cố đến đó. đến chiều tối 9/8, khu vực xảy ra sự cố đã tạm thời được khắc phục, giảm nước bùn chảy ra.
Bí thư tỉnh ủy lào cai đặng xuân phong cũng đã trực tiếp đến hiện trường kiểm tra, thăm hỏi gia đình bị ảnh hưởng. ông phong nhấn mạnh, thời tiết còn diễn biến phức tạp, mưa kéo dài, cần chuẩn bị tốt ứng phó. ngoài lệnh tạm dừng ngay hoạt động nhà máy quặng tả phời, làm rõ vi phạm môi trường của công ty đồng tả phời, ông phong cũng yêu cầu rà soát các hồ đập, nhất là các hồ chứa bùn đuôi quặng để khắc phục bất cập, không để xảy ra sự cố tương tự.
Chủ tịch ubnd tỉnh trịnh xuân trường cũng đã đến hiện trường trực tiếp chỉ đạo khắc phục hậu quả, yêu cầu các sở, ban ngành vào cuộc xác định nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm, yêu cầu công ty cp đồng tả phời báo cáo rõ nguyên nhân sự cố.
Sau gần 6 ngày nỗ lực khắc phục sạt lở, đến 9 giờ sáng 10/8, tuyến ql32 từ mù cang chải (yên bái) qua huyện than uyên (lai châu) đã được thông xe.
Tính đến 17h chiều 10/8, Yên Bái bị thiệt hại ước tính 80 tỷ đồng, có 4 người chết, 189 nhà bị thiệt hại, 137 công trình thủy lợi bị sạt lở vùi lấp, gẫy hỏng 13.200 mét kênh, mất liên lạc 51 trạm viễn thông. Nặng nhất là huyện Mù Cang Chải với 51 nhà sập trôi hoàn toàn, 15 nhà phải di dời khẩn cấp. Huyện đã huy động 280 nhân lực tại chỗ gồm công an, dân quân, và 300 đoàn viên thanh niên tới giúp các xã Hồ Bốn, Khao Mang, Lao Chải với 20 máy xúc tập trung dọn đất, đá sụt lở và cây đổ để đảm bảo thông đường.
Tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ 18 triệu đồng/người chết, 40 triệu đồng/nhà cuốn trôi, 30 triệu đồng/nhà di dời khẩn cấp, 20 triệu đồng/nhà hư hỏng nặng, MTTQ tỉnh Yên Bái cũng đã hỗ trợ cho huyện Mù Cang Chải 35 triệu đồng. Các huyện lân cận như Trạm Tấu, Văn Chấn, Nghĩa Lộ... cũng đã cử đại diện đến hỗ trợ cho Mù Cang Chải với tổng số tiền hơn 5 tỷ đồng.
Ông lê trọng khang - chủ tịch ubnd huyện mù cang chải cho biết huyện đã ưu tiên bố trí tái định cư cho các hộ dân bị sập nhà. phó chủ tịch thường trực ubnd tỉnh yên bái nguyễn thế phước đã trực tiếp đến xã hồ bốn, chỉ đạo khắc phục và thăm hỏi, hỗ trợ gia đình bị nạn. ông thế yêu cầu phải bố trí ngay quỹ đất để di dời các hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở.
Tại Nghệ An, trong nhiều ngày qua đã xuất hiện tình trạng sạt lở núi, trực tiếp đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân. Hiện tượng thiên tai bất thường này đang diễn ra ở nhiều khu vực thuộc tỉnh này.
Tại QL7, huyết mạch giao thông nối Nghệ An sang nước Lào, mưa lớn đã gây nhiều điểm sạt lở. Tại điểm đầu tuyến, đoạn qua xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, xảy ra hàng chục điểm sạt lở, khiến việc tham gia giao thông của các phương tiện gặp khó khăn.
Anh Nguyễn Văn Kiều, một tài xế thường chạy tuyến thị trấn Mường Xén - Nậm Cắn cho biết: Kể từ đầu tháng 8/2023, khi xuất hiện một số trận mưa lớn kéo dài, đất đồi từ hai bên QL7 đoạn qua xã Nậm Cắn bị ngấm nước, rất dễ sạt lở. Năm 2022 do mưa lớn đã khiến cả quả đồi đổ sập, chặn hơn 70m lòng đường. Do đó, đây là đoạn đường mà các tài xế rất bất an mỗi lần chạy xe qua.
Trong khi đó, tại xã Hưng Yên Nam, huyện Hưng Nguyên có 2 ngọn núi (rú Rày và rú Rậm) xuất hiện vết nứt kéo dài hàng trăm mét, liên tục sạt lở đe dọa hàng chục hộ dân sống phía dưới. Vết nứt trên núi có đoạn rộng khoảng 40cm, sâu khoảng 50cm và ngày một lan rộng. Ông Lê Đình Tính (58 tuổi) trú xóm 5, xã Hưng Yên Nam cho hay: Những năm qua, đất đá trên núi liên tục sạt lở tràn xuống phía dưới. “Chúng tôi rất lo lắng, nhất là những đêm mưa lớn, nằm trong nhà không dám ngủ, sợ đá lăn xuống thì không kịp chạy”- ông Tính nói. Chỉ tay vào những tảng đá đủ kích cỡ phía sau nhà, ông Tính cho hay đây là số đá lăn từ trên rú Rậm xuống, được ông thu gom lại sau mỗi mùa mưa bão.
Những điểm sạt lở nguy hiểm còn xuất hiện tại khối 1, thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ. Cả vệt sạt lở núi kéo dài khoảng gần 300m, nằm dựng đứng sát nhà dân, phía trên hình thành các điểm sạt lở mới kéo theo cây cối bị đổ gãy bật cả gốc rễ. Đáng lo là dọc vết sạt lở núi hiện có khá nhiều tảng đá đang treo lơ lửng có thể lăn xuống nhà dân bất cứ lúc nào.
Ông Lang Thanh Lương - Bí thư Đảng ủy xã Nậm Cắn cho biết: Cứ sau mỗi trận mưa, QL7, đoạn qua địa phận xã lại bị sạt lở. Mới đây nhất, sau trận mưa đầu tháng 8, trên địa bàn xuất hiện 2 điểm sạt lở, đất đá tràn xuống mặt đường. Chính quyền xã và người dân cũng đã nhiều lần đề xuất làm kè để đảm bảo an toàn. Trong khi đó, ông Phan Anh Nam - Chủ tịch UBND xã Hưng Yên Nam, huyện Hưng Nguyên cho hay: “Để hạn chế tình trạng sạt lở đất đá trôi xuống vườn, nhà dân, nhiều năm trước cơ quan chức năng đã cho xây dựng kè đá cao hơn 2m chạy quanh dưới chân núi. Tuy nhiên, hiện kè đá này không còn đảm bảo an toàn trước nguy cơ sạt lở nghiêm trọng ở khu vực rú Rày, rú Rậm. Nhiều đoạn kè bị đá lăn từ đỉnh núi xuống văng vào làm vỡ, xiêu vẹo” - ông Nam nói.
Nói về hiện tượng sạt lở trên QL7, ông Thò Bá Rê - Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn nhận định: QL7 đoạn chạy qua địa phận huyện có nguy cơ sạt lở rất cao. Qua khảo sát, hiện có ít nhất 4 vị trí rất dễ xảy ra sạt lở. Đất đá ở những điểm này đã có dấu hiệu bị sạt trượt, nếu mưa lớn sẽ dễ đổ xuống đường. Còn theo ông Nguyễn Việt Phương - Trưởng Văn phòng quản lý đường bộ (Khu QLĐB II): Để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông, đơn vị này đã khảo sát và dự kiến sẽ làm kè 18 điểm taluy âm trên tuyến QL7; đào đất, hạ tải đất đá trên các ngọn đồi có nguy cơ sạt lở.
Tại huyện Mường La (Sơn La) lũ quét, sạt lở đất khiến 1 người chết, 3 người bị thương, 211 căn nhà bị ảnh hưởng, trong đó 12 nhà bị sập hoàn toàn, 58 nhà phải di dời khẩn cấp, thiệt hại hơn 78ha lúa, hơn 3ha hoa màu, hơn 58ha cây trồng, nhiều công trình điện, nước, đường giao thông, nhà văn hóa bị hư hỏng, ước thiệt hại trên 6 tỷ đồng. Tại Lai Châu, lũ quét, sạt lở đất làm 4 người chết, 3 người bị thương,160 nhà ảnh hưởng, trên 150ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, hư hỏng 13 công trình thủy lợi, sụt lún nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, ước tính thiệt hại hơn 50 tỷ đồng...