Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cách làm bánh trôi ngũ sắc thơm ngon dịp Tết Hàn thực

Trong dịp Tết Hàn thực cổ truyền, các bạn có thể làm bánh trôi ngũ sắc vừa đẹp mắt lại thơm ngon, hoặc có thể biến tấu làm bánh trôi chiên cho các bé thưởng thức.

Ngày 3/3 Âm lịch hàng năm là dịp Tết Hàn thực. Theo phong tục cổ truyền mâm cơm cúng ông bà tổ tiên vào ngày này không thể thiếu món bánh trôi, bánh chay - thứ quà ăn lúc nguội, nhẹ nhàng, thanh mát, rất hợp để dùng vào những ngày đầu hè nóng nực lại có ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực.

Nguyên liệu:

1 kg bột ướt. Sau đó chia 5 phần bột để tạo màu khác nhau, trung bình mỗi màu 200g.

Bí đỏ miếng 300 g, ép lấy nước để tạo thành bột màu vàng

1 thìa ruột gấc để tạo thành màu đỏ

300 gram lá nếp, ép lấy nước tạo thành màu xanh

100 ml nước cẩm tím tạo thành màu tím.

100 ml nước trà đậu biếc (khoảng 10 cánh hoa) để tạo thành màu xanh đậu biếc

Ngoài ra, mọi người có thể làm bột màu hồng từ củ dền, màu đen từ kakao đậm, màu nâu từ cacao.

Đường phên.

Cách làm màu bột:

Với lá cẩm tím, hoa đậu biếc khô, mọi người đun sôi lấy nước nguội trộn với bột nếp và treo vào túi vải tiếp cho khô để nặn bánh.

Với gấc, bột cacao, mọi người trộn với bột nếp.

Còn với bí đỏ, lá nếp, củ dền đỏ, mọi người ép lấy nước trộn với bột nếp.

Lưu ý: Khi làm màu bột, mọi người nên làm màu từ nhạt lên đậm. Để làm được vậy, khi bột nhão, mọi người phải để khăn mặt khô vào thấm bớt nước rồi nhào tiếp lần 2, lần 3 cho đến khi nào luộc thử lên màu ưng thì dừng lại.

Cách làm bánh trôi ngũ sắc:

Bước 1: Sau khi có phần bột màu ưng ý, mọi người chia nhỏ đường phên thành từng viên bằng nhau.

Bước 2: Lần lượt lấy từng phần bột, ấn dẹt, đặt viên đường vào giữa rồi vê bột cho tròn đều, bao kín xung quanh.

Bước 3: Đun sôi nồi nước trên bếp, thả các viên bột vừa làm vào đun sôi lại, khi thấy bột nổi lên, để thêm 2 phút là chín. Vớt các viên bánh ra thả vào âu nước nguội để bánh không bị dính. Tầm 5 phút sau vớt bánh ra để ráo nước rồi xếp vào đĩa.

Bước 4: Cho các viên bánh ngũ sắc vào đĩa, chấm thêm vừng lên trên mặt bánh, rắc dừa nạo lên trên rồi đem cúng.

Biến tấu bánh trôi chiên, bánh trôi nhân dừa tươi cho Tết Hàn thực

Nếu đã chán món bánh trôi luộc quen thuộc, bạn có thể thử làm bánh trôi chiên lạ miệng hay bánh trôi nhân dừa tươi ít ngọt để đổi vị vào dịp Tết Hàn thực.

Dù bánh trôi truyền thống có hương vị thơm ngon riêng nhưng nếu muốn bạn vẫn có thể biến tấu các công thức độc đáo từ món bánh này. dưới đây là cách làm bánh trôi chiên và bánh trôi nhân dừa tươi để bạn tham khảo:

Cách làm bánh trôi chiên:

Nguyên liệu:

Bánh trôi luộc

Bột chiên xù

Cách chế biến:

Nếu bánh trôi để trong tủ lạnh thì bạn cho bánh vào luộc lại. Nhớ dùng đũa nhẹ nhàng tách các viên bánh trôi ra để chúng khỏi dính vào nhau. Sau khi luộc, cho bánh trôi vào nước lạnh.

Lăn đều từng viên bánh trôi qua bột chiên xù.

Đun nóng dầu trong chảo (không đun nóng già mà chỉ đun đến 6 phần). Cho bánh trôi vào chiên ở lửa nhỏ hoặc lửa vừa.

Chiên đến khi bánh vàng đều. Vì bánh đã chín nên không cần chiên quá lâu, sẽ khiến bánh bị ngấm dầu và nát.

Vớt bánh vào giấy thấm dầu để loại bỏ dầu thừa rồi thưởng thức.

Bánh trôi chiên bên ngoài giòn rụm, bên trong dẻo mềm, có hương vị lạ miệng và tuyệt ngon, đảm bảo nhiều người rất thích.

Cách làm bánh trôi nhân dừa tươi ít ngọt

Nguyên liệu:

500 g bột bánh trôi nhào sẵn

200 g cùi dừa tươi

30g mè rang chín

Dừa nạo

Đường trắng, vani

Cách chế biến:

Cùi dừa tươi gọt sạch vỏ bên ngoài, cắt thành từng viên vuông nhỏ (kích cỡ tương đương viên đường phên). Chần dừa tươi qua nước sôi, rửa sạch để loại bỏ phần dầu dừa.

Cho dừa tươi ướp với chút đường và xíu vani trong vòng 1 tiếng để dừa có vị ngọt nhẹ và thơm. Nếu thích ngọt đậm hơn bạn có thể sên dừa cùng lửa vừa để dừa thấm vị.

Lấy một miếng bột nhỏ, cho nhân dừa tươi đã sơ chế vào, vê tròn viên bánh. Làm lần lượt đến khi hết bột và nhân. (Nếu thích bạn có thể pha thêm bột màu vào bột cho đẹp mắt)

Đun nước thật sôi, thả nhẹ từng viên bánh trôi vừa nặn vào. Đợi bánh chín, nổi lên thì vớt ngay ra, ngâm vào tô nước lạnh. (Nên cho vài viên đá lạnh và một chút dầu ăn vào tô nước ngâm bánh để bánh bóng mướt và không bị chảy hay nát).

Dùng vá vớt bánh và xếp ra đĩa, rắc thêm vừng (dừa nạo tùy thích) lên trên và thưởng thức.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/cach-lam-banh-troi-ngu-sac-thom-ngon-dip-tet-han-thuc-558930.html)

Tin cùng nội dung

  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY