Chè bưởi là món tráng miệng phổ biến của người dân miền tây nam bộ. để làm được món chè bưởi không khó, nhưng người nấu phải có những bí quyết sao cho cùi bưởi không bị đắng và dai, đậu xanh mềm vừa phải nhưng vẫn nguyên hạt, không bị nát. bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách sơ chế, chế biến những nguyên liệu chính của món chè bưởi thơm ngon, đem hương vị chè bưởi truyền thống, đúng điệu miền tây về chính ngôi nhà của bạn.
Với hương vị ngọt ngào, thanh tịnh hòa quyện cùng cái giòn dai của bưởi, cái béo ngậy của nước cốt dừa và thơm bùi của đậu xanh, chè bưởi nhanh chóng trở thành món ăn ưa thích của người dân việt trên khắp mọi miền đất nước.
Nguyên liệu chính của món ăn này là cùi bưởi, đậu xanh và nước cốt dừa. nguyên liệu dễ tìm, cách làm đơn giản, vậy còn chần chừ gì mà không bỏ túi cho mình một vài bí quyết để món chè bưởi made-by-me trở nên hoàn hảo hơn bao giờ hết.
Cùi bưởi là nguyên liệu quan trọng nhất trong món chè bưởi. Vỏ bưởi sau khi được gọt, dùng dao cắt bỏ hết phần màu xanh bên ngoài, chỉ dùng phần cùi trắng bên trong. Cùi bưởi thành phẩm phải giòn, bùi, không xơ, không đắng, không quá dai thì món chè mới thành công.
Cách chọn bưởi cho món chè:
Chúng ta nên chọn bưởi có vỏ ngoài căng không sần sùi, vỏ bưởi màu xanh hơi ngả vàng, cuống và lá còn tươi, như vậy, bưởi vừa chín tới, phần cùi bưởi sẽ có độ dày và thơm. Không nên chọn bưởi quá non hoặc quá già, vì bưởi còn non thì cùi sẽ đắng, bưởi đã già thì sẽ có nhiều xơ.
Trong các giống bưởi nên chọn bưởi da xanh hoặc bưởi năm roi. Đây là hai giống bưởi khá phổ biến, giá thành rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng cho món chè.
Các bước sơ chế cùi bưởi:
Thái hạt lựu cùi bưởi thành từng miếng có kích thước khoảng 1,5cm.
Ngâm cùi bưởi với nước sôi khoảng 30 - 60 phút, dùng đũa khuấy cho cùi bưởi thấm nước sôi. Ngoài ra, có thể ngâm cùi bưởi bằng nước tro trái gòn, nước phèn chua hoặc nước muối.
Vớt cùi bưởi đã ngâm nước sôi sang 1 thau nước lạnh. Xả và bóp nhiều lần để ra hết nước đắng.
Cho tất cả cùi bưởi vào một túi vải và tiếp tục bóp đều dưới vòi nước lạnh. Công đoạn này sẽ làm cùi được xả đều, chất đắng trong bưởi sẽ ra hết.
Sau khi xả và bóp, vắt khô cùi bưởi. Lưu ý không vắt quá kiệt làm cho cùi bưởi bị khô và xơ.
Như vậy, công đoạn sơ chế cùi bưởi đã hoàn thành. Vì công đoạn này khá công phu, nên bạn có thể làm nhiều cùi bưởi 1 lần, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng trong những lần sau.
Đối với đậu xanh, chúng ta dùng đậu đã cà vỏ, loại tách nửa hạt. Sau khi rửa và loại bỏ hạt bị hư, ngâm đậu từ 4 - 8 tiếng cho mềm trước khi hấp. Có thể ngâm nước ấm để tiết kiệm thời gian hơn.
Hấp cách thủy trong vòng 15 - 20 phút. Lưu ý: không nên để đậu dàn đều trong khay hấp. Đậu được vén thành một tụ sẽ mau chín mềm mà vẫn không bị nát.
Nước cốt dừa là thành phần không thể thiếu của nhiều món chè, tạo nên độ đặc, thơm, béo tự nhiên của dừa. Nước cốt dừa có thể tự làm tại nhà với công thức làm nước cốt dừa đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người dùng nước cốt dừa đóng hộp để tiết kiệm thời gian. Mỗi loại đều có ưu điểm riêng, tùy theo mục đích mà chúng ta có thể chọn lựa cho phù hợp.
Nước cốt dừa đóng hộp: có độ béo và độ ngọt được ghi trên nhãn hộp, vì thế bạn nên lưu ý khi lựa chọn. Chúng ta có thể sử dụng trực tiếp, hoặc thêm đường cho vừa khẩu vị. Nước cốt dừa đóng hộp tiện lợi, tiết kiệm thời gian trong khâu sơ chế, nhưng mùi vị khá ngậy, hương vị không tự nhiên.
Nước cốt dừa tự làm: có độ béo và thơm tự nhiên hơn nước cốt dừa đóng hộp. Với nước cốt dừa tự làm, chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Tuy nhiên, khi ăn kèm với chè, cần chế biến lại để có độ sánh ngọt vừa ý.
Chè bưởi đúng điệu dùng lúc còn ấm, nếu không thì ướp thật lạnh trước khi ăn. chè bưởi đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, nhưng để nấu được một nồi chè thơm ngon đúng điệu, nước chè trong và sánh, cùi bưởi không bị đắng và xơ, đậu mềm nhưng không vỡ nát thì không phải ai cũng biết.