Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cách làm mứt vỏ bưởi đơn giản cho ngày Tết.

Mứt vỏ bưởi là một loại mứt ăn lạ miệng nhưng có lợi cho sức khỏe trong dịp Tết. Mứt vỏ bưởi khi ăn có độ dẻo và giòn, thơm thơm mùi tinh dầu rất dễ chịu.

Vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu có lợi cho sức khoẻ, người ta chế biến vỏ bưởi theo từng mục đích riêng như làm tinh dầu, làm dầu gội chống rụng tóc, kích thích mọc tóc.

Hơn thế nữa, vỏ bưởi dùng làm mứt không chỉ thơm ngon mà còn là thực phẩm ngừa viêm họng, hỗ trợ giảm cân rất tốt.

Chế biến:

Nguyên liệu làm mứt vỏ bưởi: 1 trái vỏ bưởi, 200 g (tùy khẩu vị) đường, 10 g muối, 100 g phèn chua.

Cách làm mứt vỏ bưởi

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Vỏ bưởi cắt khúc khoảng 5 cm, bỏ bớt phần ruột trắng. Cắt vỏ bưởi thành sợi dài.

Sau đó, hòa tan muối với nước, cho vỏ bưởi vào ngâm trong khoảng 5 - 7 tiếng.

Sau 5 - 7 tiếng, bạn vớt vỏ bưởi ra bóp thật nhiều lần với nước để ra bớt tinh dầu.

Rửa sạch vỏ bưởi lại với nước, vớt ra rổ cho ráo nước.

Tiếp đến, đun sôi nước với một thìa phèn chua, cho vỏ bưởi vào luộc sơ trong khoảng 3 – 5 phút.

Sơ chế nguyên liệu.

Bước 2: Sên mứt

Đổ vỏ bưởi ra rổ, rửa lại nhiều lần với nước cho hết phèn chua, bóp nhẹ vỏ bưởi cho hết nước.

Đổ vỏ bưởi vào thau to, thêm đường vào trộn đều ngâm trong khoảng 5 tiếng để đường ngấm vào vỏ bưởi.

Cho vỏ bưởi vào chảo, đảo đều ở lửa to trên bếp đến khi gần cạn nước đường.

Vặn nhỏ bếp, đảo đều tay đến khi vỏ bưởi khô lại và bắt đầu kết tinh trắng thì tắt bếp.

Sên mứt.

Lưu ý: bạn có thể làm theo cách sau để tạo nên mứt vỏ bưởi dẻo.

Cho 35 g đường phèn với 35 ml nước vào nồi là đun với lửa nhỏ.

Khi đường gần tan hết bạn cho vỏ bưởi vào sên khoảng 20 phút rồi cho 1 muỗng canh mật ong vào sên tiếp, đến khi nước đường sánh lại và vỏ bưởi trong veo thì tắt bếp.

Bước 3: Thành phẩm

Tưởng chừng vỏ bưởi là thứ nguyên liệu bỏ đi nhưng chỉ cần bớt chút thời gian và công sức là bạn đã có thể biến miếng vỏ bưởi vốn the đắng trở thành những miếng mứt rất ngon và lạ miệng.

Bạn cũng có thể làm thêm mứt vỏ bưởi dẻo để chiêu đãi gia đình và bạn bè, với hương vị lạ miệng và cực kì hấp dẫn.

Thành phẩm.

Mứt vỏ bưởi khi ăn có độ dẻo và giòn, thơm thơm mùi tinh dầu rất dễ chịu. hơn nữa, mứt vỏ bưởi lại có ưu điểm là ít ngọt hơn rất nhiều so với các loại mứt tết khác có lẽ vì thế nên mứt vỏ bưởi được yêu thích trong các món ngon ngày tết.

[Bí quyết làm món nem rán giòn rụm ngày Tết]

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/cach-lam-mut-vo-buoi-don-gian-cho-ngay-tet-5707095.html)

Tin cùng nội dung

  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY