Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách nào giúp con trẻ an toàn trong mùa dịch corona?

MangYTe - Dịch bệnh do virus corona đang phức tạp, người lớn cần làm gì để con an toàn? Làm sao để con đến trường mà không bị lây nhiễm? Tăng cường đề kháng cho con ra sao?...

Tọa đàm và giao lưu trực tuyến Để trẻ an toàn trong mùa dịch corona tại báo Tuổi Trẻ chiều 3-2 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Những băn khoăn này đã được giải đáp trong chương trình tọa đàm - tư vấn trực tuyến "Để trẻ an toàn trong mùa dịch corona" chiều 3-2.

Tại chương trình, ông Nguyễn Văn Hiếu, phó giám đốc Sở Giáo dục - đào tạo TP.HCM, cho biết: "Sở GD-ĐT TP.HCM đã có kế hoạch thực hiện các giải pháp phòng, chống: chuẩn bị cơ sở vật chất để kiểm tra thân nhiệt; một số hiệu trưởng tạo group, nhà trường mời chuyên gia tập huấn cho giáo viên, chuyên gia y tế trường học để thực hiện các biện pháp phòng, chống corona;

Trang bị khẩu trang dự phòng, nước rửa tay, nước súc họng, máy đo thân nhiệt, không phải dồn ngay cửa trường, đưa về lớp rồi đo thân nhiệt, quan sát sức khỏe học sinh. Làm sao mỗi người đều sẵn sàng, chủ động và không hoang mang".

Trong khi đó bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm - thần kinh - Bệnh viện Nhi Đồng 1, chia sẻ: "Chúng ta nên xây dựng những kịch bản để phòng tránh trước. Nên có một phòng dành cho bé sốt chứ không thể kêu con đứng ở đây đợi ba con đến đón. Cạnh đó, giáo dục cho các con cách bảo vệ và tự bảo vệ bản thân, thói quen rửa tay. Phụ huynh cũng nên rèn và dạy cho các em một số kỹ năng để phòng chống bệnh: tuần sau đi học thì phải làm gì, bây giờ ở nhà cần làm gì...".

Nếu 1 bé bị sốt thì phụ huynh phải làm thế nào? Bác sĩ Khanh hướng dẫn: "Nếu bé sốt mà có nguy cơ nhiễm corona thì phải tới Bệnh viện Nhiệt đới hoặc Nhi Đồng 1, nếu không có nguy cơ thì điều trị bình thường".

Trong trường hợp tới bệnh viện nhi mà quá tải thì phụ huynh đưa bé về nhà và tự mua Thu*c điều trị được không? "Trong bệnh viện chắc chắn sẽ vẽ đường đi, em bé bình thường đi đường nào, em bé nghi ngờ bị nhiễm corona đi đường nào. Vì vậy phụ huynh không phải lo lắng quá. Ngay cả các nhân viên trong bệnh viện như bảo vệ, giữ xe…đều được huấn luyện để hướng dẫn phụ huynh".

Về biện pháp tăng đề kháng cho trẻ, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thu Hậu, trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, tư vấn: "Đầu tiên phải ăn uống đầy đủ chất trước đã. Nhiều người cho rằng mùa dịch này không được ăn thịt. Như vậy là sai, nên chọn những loại đạm dễ tiêu, rửa tay kỹ, rửa dụng cụ nấu nướng kỹ càng, nấu chín thức ăn.

Ngoài ra, cần bổ sung rau củ, trái cây, các loại hạt. Đặc biệt cần cung cấp đủ nước. Bên cạnh dinh dưỡng thì cần cho em bé ngủ đủ giấc, cần hướng dẫn cho bé những biện pháp cần làm để các con hiểu và thực hiện".

Cạnh đó, cần đa dạng thực phẩm và chú ý đến độ tươi, mới của thực phẩm. Đối với trẻ em thì cần bổ sung sữa", theo thạc sĩ, dược sĩ Ngô Huyền Trang - giám đốc sản phẩm Công ty sữa VitaDairy.

Chương trình do báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức với sự đồng hành của Công ty sữa VitaDairy, với các khách mời:

- Thạc sĩ Nguyễn Văn Hiếu - Phó giám đốc Sở Giáo dục - đào tạo TP.HCM;

- Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa nhiễm - thần kinh - Bệnh viện Nhi Đồng 1;

- Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM;

- Thạc sĩ, dược sĩ Ngô Huyền Trang - Giám đốc sản phẩm Công ty sữa VitaDairy;

- Thạc sĩ Đỗ Ngọc Chi - Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP.HCM.

MỜI BẠN ĐỌC THEO DÕI TOÀN BỘ NỘI DUNG TƯ VẤN:

Tất cả câu hỏi

TUỔI TRẺ ONLINE

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/cach-nao-giup-con-tre-an-toan-trong-mua-dich-corona-20200202123453288.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tuổi càng cao, con người càng có xu hướng muốn gần nhau hơn trong đó bao gồm cả mong muốn một đời sống T*nh d*c có chất lượng.
  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Từ xa xưa nhân dân ta đã biết nhuộm màu thực phẩm từ những nguyên liệu thực vật như gấc, nghệ, dành dành, ớt, cà chua... để tạo ra tính hấp dẫn cho món ăn và làm tăng cảm giác ngon miệng.
  • Các món nướng như thịt xiên nướng, chân gà nướng, lòng nướng, nầm nướng… luôn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, món nướng hiện nay không được các nhà dinh dưỡng học khuyến khích dùng vì bị liệt vào loại thức ăn cần cảnh giác trong phòng chống ung thư.
  • (Mangyte) - Em thấy cổ họng đau nhưng chưa dám uống Thu*c vì phải chờ kết quả xem có thai hay không.
  • Tư thế làm việc, học tập không đúng là một trong các yếu tố khiến ngày càng nhiều người bị mắc bệnh lý về cột sống cổ (CSC).
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY