Kinh tế xã hội hôm nay

Cách pha trà gừng đơn giản giúp giảm đau bụng kinh thần kỳ

(MangYTe) - Nằm nghỉ ngơi thư giãn và uống một tách trà gừng nóng là biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau bụng kinh, đã được các chuyên gia y tế nghiên cứu  và khuyên chị em nên thử áp dụng cho mình.

Đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng thường thấy ở chị em phụ nữ, nhất là những người chưa sinh nở. Triệu chứng này thường bắt đầu vài ngày trước khi đến kỳ kinh hoặc vào lúc bắt đầu thấy kinh. Cơn đau như chuột rút khiến bạn lăn lộn, khó chịu, không thể làm được việc gì.

Nếu tình trạng đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng bạn cần gặp bác sỹ để được khám và tư vấn cách điều trị. Bởi những cơn đau bụng kinh nghiêm trọng có thể là một dấu hiệu của các vấn đề trong tử cung hoặc các cơ quan vùng chậu khác, bao gồm cả PMS, lạc nội mạc tử cung hoặc u nang buồng trứng.

Nhưng đôi khi tất cả những gì bạn muốn làm là được nằm xuống và nghỉ ngơi. Bạn có thể thư giãn với một tách trà gừng nóng, các đặc tính chữa bệnh của thảo dược này sẽ hữu ích cho bạn. Gừng có hiệu quả trong việc giảm viêm và đau, và nó có thể giúp làm giảm cơn đau bụng kinh. Gừng cũng được sử dụng cho các triệu chứng buồn nôn và đau bụng, những triệu chứng đôi khi đi kèm với kinh nguyệt. Trung tâm Y tế Đại học Maryland khuyên bạn nên dùng gừng 2-3 lần một ngày trong khi bạn đang bị đau bụng kinh.

Cách làm trà gừng:

Trà gừng giúp giảm đau bụng kinh: dùng củ gừng, bạn có thể cắt miếng gốc quá già, cạo bỏ vỏ, hoặc rửa thật sạch để dùng, chú ý các khe kẽ giữa các nhánh gừng thường bám nhiều đất cát bụi bẩn.

Dùng hai miếng gừng nhỏ để hãm cho mỗi cốc nước. Bạn cũng có thể thêm gừng vào nước, đun sôi trong nồi thật kỹ. Nhớ đun nhỏ lửa trong khoảng một giờ. Lọc miếng gừng ra và uống trà. Bạn cũng có thể mua túi trà gừng khô đóng gói sẵn và làm theo hướng dẫn của gói để pha chúng.

Cảnh báo

Mặc dù trà gừng thường được coi là an toàn, nhưng nó có một vài tác dụng phụ. Bạn cần nhớ không uống trà gừng nếu bạn bị loét dạ dày, vì nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Sử dụng quá nhiều gừng có thể gây kích ứng miệng, ợ nóng và tiêu chảy. Tránh gừng nếu bạn bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng Thu*c làm loãng máu. Nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng gừng nếu bạn có sỏi mật.

An Lê (Theo Livestrong)

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/khoe-dep/cach-pha-tra-gung-don-gian-giup-giam-dau-bung-kinh-than-ky-1152791.html)

Tin cùng nội dung

  • Mẹ em năm nay 59 tuổi. Mẹ em bị bệnh đau dạ dày và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, có phải là bị viêm đại tràng không? Mẹ em còn bị tiểu buốt, tiểu rát, có phải là bị viêm bàng quang hay không? Ngoài ra, còn bị polyp túi mật. Do nhà em ở Lâm Đồng, mỗi lần xuống Sài Gòn khám và ở lại cũng bất tiện. Em nghe nói bên BV Bình Dân có nội soi được đầy đủ các bệnh trên, có đúng không bác sĩ? Hoặc bác sĩ tư vấn giúp em nơi nào khám bệnh nhanh có tất cả các bệnh trên. Cám ơn bác sĩ! (Thùy Trang)
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY