Bạn nên biết hôm nay

Cách phát hiện mắc hội chứng Brugada

Một người mẹ đang nằm trên sopha nói chuyện với con gái. Bà từng được chẩn đoán rối loạn nhịp tim và hôm nay bà thấy mệt.
Một người mẹ đang nằm trên sopha nói chuyện với con gái. Bà từng được chẩn đoán rối loạn nhịp tim và hôm nay bà thấy mệt. Cô gái quay đi lấy cốc nước, khi quay lại đã thấy mẹ mình xỉu đi và trái tim bà đã ngừng đập. Đây chính là bệnh nhân mắc hội chứng Brugada, mà biến chứng nguy hiểm nhất là đột tử do ngừng tim.

hội chứng brugada là một căn bệnh có liên quan tới rối loạn nhịp tim. Nhiều người mắc căn bệnh này không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc có mà thoáng qua, không để ý tới. Tuy nhiên, hội chứng brugada có thể gây ra nhịp tim bất thường nguy hiểm, có thể gây ngất xỉu hoặc ngừng tim đột ngột. Để phát hiện ra bệnh, chỉ có thể qua kiểm tra điện tâm đồ.

Nhiều người có hội chứng brugada mà không biết để khám bác sĩ bởi bệnh có rất ít triệu chứng đáng chú ý. Tuy nhiên, do bệnh có yếu tố gia đình, nên nếu trong nhà có người bị đột tử vì ngừng tim hoặc đã được chẩn đoán hội chứng brugada cần để tâm tới các dấu hiệu có thể hướng tới hội chứng brugada sau:

Ngất xỉu; tim đập không đều hoặc đánh trống ngực; hội chứng brugada có dấu hiệu và triệu chứng tương tự như một số vấn đề về nhịp tim khác, vì vậy khi có các dấu hiệu và tiền sử gia đình như trên, nên đến bác sĩ để xác định bệnh.

Nguyên nhân có thể do một cấu trúc bất thường của tim, cũng có thể do tác dụng của Thu*c chữa bệnh hoặc do sử dụng chất gây nghiện. Hội chứng này khiến tim bơm máu không hiệu quả. Kết quả là không đủ máu đi đến phần còn lại của cơ thể. Điều này có thể gây choáng ngất, rối loạn nhịp tim khác, hoặc trong trường hợp cực kỳ nặng, đột ngột ngừng tim.

Nhanh chóng kiểm tra xem nạn nhân có tỉnh không, có thở không. Nếu nạn nhân không thở, kiểm tra động mạch cổ trong vòng 5 - 10 giây. Nếu không có mạch trong vòng mười giây, lập tức tiến hành hồi sức tim phổi gồm 3 bước: nhấn tim - thông đường thở - hà hơi thổi ngạt:

Nhấn tim: Vị trí nhấn tim là giữa lồng ngực, tại nửa dưới của xương ức. Nhấn tim với lực của hai bàn tay, khuỷu tay thẳng, nhấn xuống sâu ít nhất 5cm. Cần nhấn tim mạnh và nhanh, ít nhất 100 lần/phút. Sau mỗi lần nhấn tim, cần để lồng ngực phồng lên trở lại rồi mới nhấn tiếp. Thời gian ngừng nhấn tim (để đổi người nhấn tim hay thực hiện hà hơi thổi ngạt) không được quá 10 giây.

Sau 30 lần nhấn tim, chuyển qua thông đường thở và hà hơi thổi ngạt. Mở thông đường thở bằng cách dùng một tay đẩy nhẹ trán nạn nhân xuống, tay kia nâng cằm lên, sau đó tay đẩy trán sẽ dùng ngón trỏ và ngón cái để bịt mũi bệnh nhân và thực hiện động tác hà hơi thổi ngạt hai lần liên tiếp. Luân phiên giữa nhấn tim và hà hơi thổi ngạt theo công thức 30:2 (30 lần nhấn tim/2 lần hà hơi thổi ngạt).

Cố gắng duy trì hồi sức tim phổi cho đến khi có đội ngũ y tế đến hỗ trợ hoặc nạn nhân tỉnh lại.

Mời độc giả đón đọc phần 2:"hội chứng brugadavào lúc 16h ngày 28/8/2015

BSCKII.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-phat-hien-mac-hoi-chung-brugada-16588.html)

Tin cùng nội dung

  • Em hỏi BS điều trị có kiêng ăn mặn không thì BS nói không cần, bảo bệnh của em không sao, nhưng em vẫn thấy lo.
  • Bệnh trĩ gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
  • Hội chứng ruột kích thích là một loại bệnh lý đặc trưng bởi các rối loạn chức năng của ống tiêu hóa với biểu hiện chủ yếu ở đại tràng.
  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.