Chuyên đề hôm nay

Cách sơ cứu khi bị sâu róm vương trên da

Sâu róm với lông gai của chúng có thể gây ra những tổn thương cơ thể khi tiếp xúc với lông sâu qua da, mắt, mũi, miệng.

Nếu không kịp thời phát hiện và xử trí thích hợp có thể gây triệu chứng kéo dài và nguy cơ biến chứng nặng.

Bé gái T.C.N., 8 tuổi, đến khám vì bị lở loét vùng da cổ và ngưc. Trước đó 2 ngày cháu đang chơi dưới tàng cây trong sân trường thì đột nhiên bị rơi bám trên cổ. Vội lấy tay dí phủi nhiều lần sâu mới rơi xuống bám vào ngực và sau đó xuống đất. Ngay sau đó cháu thấy ngứa dữ dội ở vùng da này, vừa ngứa vừa đau, phải gãi liên tục đến trầy da vẫn không giảm.

Ngày thứ hai sau đó cháu bắt đầu sốt, da toàn thân đỏ lên, vùng cổ ngực xuất hiện nhiều mụn nhỏ chảy nước nên phải đi khám bệnh. Được điều trị cả tuần, tiêm kháng sinh, bôi Thu*c, tổn thương da mới giảm và lành từ từ.

Độc chất có trong lông sâu róm

Những chùm lông gai chứa độc tố trên thân giúp ngụy trang và tự vệ. Lông gai có khả năng xù lên, chích vào da khi bị chạm đến. Lông chích cũng có thể tự gãy rời khỏi thân sâu, bám vào da người gây tổn thương, đặc biệt nguy hiểm khi vào mắt.

Viêm da do sâu róm

Thường gặp nhất, chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 1 - 8 tuổi nghịch bắt sâu vào những tháng mùa hè. Sâu di chuyển bằng cách cong người lại rồi búng đầu ra phía trước. Do vậy, chúng cũng có thể bất ngờ nhảy bám trên người. Sâu và kén sâu treo lơ lửng trên cành và lá cây có thể rơi từ trên cây cao xuống bám ngay vào da hoặc vướng trong giày dép và chạm vào chân khi đi vào.

Vào mùa sâu, gió hè cũng làm khuếch tán lông gai vào trong không khí để có thể dính vào quần áo hoặc găng tay và trẻ chạm phải chúng ở những vị trí này. Do vậy trẻ có thể bị ngứa da dù chưa sờ chạm thậm chí chưa nhìn thấy sâu. Tổn thương da thường gặp trên vùng da hở, xung quanh cổ áo, mặt trong cánh tay, cẳng chân, bên hông bụng, hoặc ở bàn chân.

Triệu chứng ngứa rát da ngay khi chạm phải. Một số loài có thể gây đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, đi kèm với nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng. Các nốt xuất huyết có thể xuất hiện trong vòng 2 - 3 giờ và trong nhiều ngày. Những triệu chứng khác gồm sưng hạch, nhức đầu, sốt, hạ huyết áp và co giật, diễn tiến nặng có thể Tu vong.

Nhận biết viêm da do qua nhiều nốt đỏ có hình lằn sâu bò, gây đau ở những mức độ khác nhau, thay đổi tùy độ mẫn cảm của trẻ. Viêm da xuất hiện khi trẻ chơi hè nơi có cây cảnh. Kéo dài trong vài ngày đến nhiều tuần.

Tránh gãi ngứa, hoặc dí nát sâu trên da

Ngay khi chạm phải trẻ thường cào gãi mạnh hoặc dí sâu trên da để giảm ngứa. Động tác này vô tình làm lông và gai đâm sâu vào trong da. Cào gãi cũng gây tổn thương da và tạo ngõ vào cho các độc chất trong lông của thâm nhập vào da làm nặng thêm tổn thương viêm da.

Các biện pháp sơ cứu bao gồm loại bỏ chất độc và làm dịu triệu chứng

Loại bỏ cẩn thận sâu và lông sâu róm bằng que, kẹp hoặc nhíp. Không dùng tay không.

Lấy băng dính băng lên vùng bị sâu róm vương, để lấy nốt những sợi lông còn sót lại

- Dùng băng dính dán lên vùng da tiếp xúc với để lấy sạch các lông nằm sâu, còn sót lại. Sau đó, nhẹ nhàng rửa sạch da với nhiều nước và xà phòng. Quần áo bị dính nhiễm cần được cởi bỏ và giặt sạch.

Rửa tay sạch với xà phòng

- Giảm đau và sưng bằng cách đắp lạnh, uống Thu*c giảm đau.

- Đưa đến cơ sở y tế nếu triệu chứng kéo dài hoặc nặng hơn, tổn thương lan rộng hoặc phát ban toàn thân.

Cảnh báo cho trẻ

Thời gian này đang độ mùa sâu róm. Trẻ em cần được cảnh báo mối nguy hiểm gặp khi chơi ngoài trời, đi dã ngoại, vào vườn cây hay các khu sinh thái.

- Cho trẻ mặc áo dài tay và đội nón rộng vành khi đi chơi nơi có cây cảnh.

- Dạy trẻ không chơi bắt sâu, không sờ vào sâu ngay cả khi chúng đã ch*t vì vẫn có độc tố như lúc sâu còn sống.

- Lưu ý đóng cửa sổ, cửa ra vào và phải vệ sinh các máy điều hòa nhiệt độ để tránh lông phát tán trong không khí gây dị ứng.

- Không treo áo quần ngoài vườn vì lông sâu róm có thể dính vào.

- Dạy cho trẻ cách xử lý thích hợp các T*i n*n do sâu róm để tránh biến chứng nặng.

AloBacsi.vn, Theo BS.CKII Nguyễn Thị Kim Thoa - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cach-so-cuu-khi-bi-sau-rom-vuong-tren-da-n137504.html)

Chủ đề liên quan:

mangyte.vn sâu róm sơ cứu trên da

Tin cùng nội dung

  • Một người đang bị ngạt thở thì lồng ngực sẽ không phập phồng, mặt tái nhợt, chân tay lạnh, da xạm, mắt trợn và lồi ra.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Bỏng, sặc, ngộ độc là một trong những T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết một số cách sơ cứu thông dụng khi bé bị T*i n*n
  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY