Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

10 sai lầm khi sơ cứu, chăm sóc sức khỏe khiến bạn gặp nguy hiểm

Việc hút nọc độc, đỡ người bị ngất dậy, thổi nguội đồ ăn… là những sai lầm mà nhiều người vẫn hay mắc khiến cơ thể gặp nguy hiểm hoặc dễ nhiễm bệnh.

1. Thổi nguội đồ ăn cho trẻ em

Khi đồ ăn của trẻ còn nóng, nhiều người có thói quen thổi cho nguội nhưng việc này vô tình truyền vi khuẩn vào thức ăn và gây bệnh cho con. Tốt nhất là chờ đồ ăn nguội rồi mới cho bé ăn.

2. Ngửa đầu lên khi bị chảy máu cam

Khi bị chảy máu cam bạn không nên ngửa đầu lên vì có thể bị sặc máu do nó chảy xuống cổ họng. Hãy ngồi và giữ thẳng đầu sao cho cằm song song với sàn nhà khi bị chảy máu cam.

3. Đỡ người bị ngất dậy

Những người bị ngất xỉu là do huyết áp hạ thấp đột ngột, dẫn đến máu không lên não. Nếu bạn nâng người đó thì sẽ ngăn máu lên não gây nguy hiểm. Lúc này, bạn nên để cho đầu người đó thấp hơn ngực bằng cách cho họ ngồi và cúi đầu xuống cho đến khi ổn.

4. Hút nọc độc ra khi bị rắn cắn

Các nhà nghiên cứu cho biết, việc hút nọc độc không giúp ích gì cho các nạn nhân mà còn có thể khiến người sơ cứu bị trúng độc. thay vào đó, bạn nên đặt người bị rắn cắn nằm xuống sao cho vết cắn thấp hơn vị trí của tim và dùng vải buộc vào vị trí gần vết cắn để nọc độc không lan ra. chú ý không di chuyển người bị rắn cắn.

5. Đánh răng ngay sau bữa ăn

Việc này làm hỏng men răng, lớp bảo vệ của răng nên bạn hãy hạn chế. Chỉ nên đánh răng vào buổi sáng và tối.

6. Đập vào lưng người bị nghẹn khi họ đang ở tư thế thẳng

Việc đập vào lưng người bị nghẹn khi họ đang đứng hoặc ngồi có thể khiến di vật trôi vào sâu hơn. Hãy để người bị nghẹn nghiêng người về phía trước và đập vào vị trí giữa hai bả vai thật mạnh.

7. Chườm đá trực tiếp lên vết bầm tím

Đây là lỗi sai nhiều người mắc vì da rất mỏng và khi chườm đá lên sẽ làm giảm lưu lượng máu, làm chậm quá trình chữa lành vết thương. Bạn chỉ nên bọc đá lạnh vào khăn bông rồi chườm vào vết bầm khoảng 10 phút.

8. Bôi bơ hoặc chườm đá vào vết bỏng

Việc thoa bơ hoặc đá vào vết bỏng không những không có tác dụng mà còn khiến tổn lương lâu lành. Trong trường hợp này, bạn nên để vùng da bị bỏng dưới dòng nước mát khoàng 20 phút.

9. Sử dụng nhiệt trực tiếp vào vùng da bị tê cóng

Đây là việc làm sai lầm có thể khiến da bị bỏng. Khi bị tê cóng, bạn nên ngâm tay vào nước ấm (không phải nước nóng) hoặc uống nước ấm và làm ấm cơ thể dần dần bằng quần áo.

10. Dùng chai nhựa nhiều lần

Thói quen này không tốt vì có một hóa chất nguy hiểm trong nhựa gọi là BPA có thể phát tán vào nước thông qua các vết xước khi bạn dùng lại chai nhựa đựng nước nhiều lần. Chất này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và gây ung thư.

Hãy bỏ chai nhựa sau 1 lần sử dụng và hạn chế dùng đồ nhựa.

Theo Luna/Báo Giao thông

Link bài gốc Lấy link

https://www.baogiaothong.vn/10-sai-lam-khi-so-cuu-cham-soc-suc-khoe-khien-ban-gap-nguy-hiem-d447201.html

Theo Luna/Báo Giao thông

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/10-sai-lam-khi-so-cuu-cham-soc-suc-khoe-khien-ban-gap-nguy-hiem/20210624054049361)

Tin cùng nội dung

  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY