Bệnh whitmore được phát hiện lần đầu tiên tại việt nam vào năm 1925 tại thành phố hồ chí minh, sau đó, ghi nhận ở hà nội và huế lần lượt vào năm 1928 và 1936. từ năm 2005 đến nay, trên địa bàn cả nước vẫn ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh, chủ yếu đều trong tình trạng bị hoại tử nặng ở các bộ phận như tay, mũi, ngón chân...
Bác sĩ nguyễn hữu việt, trưởng khoa truyền nhiễm, bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc cho biết, đây không phải căn bệnh mới, nhưng do nhiều người lầm tưởng bệnh whitmore là “vi khuẩn ăn thịt người" gây ra, khiến người dân hoang mang. thực tế, đây là biệt danh của vi khuẩn vibrio vulnificus, có khả năng làm hoại tử mô khi bị nhiễm nên có cảm giác vi khuẩn đang ăn thịt.
Tại khoa truyền nhiễm, bệnh viện đa khoa tỉnh, hiện đang có hơn 40 bệnh nhân điều trị nội trú nhưng không có ca nào mắc bệnh whitmore. tuy nhiên, khi mắc bệnh whitmore, bệnh nhân phải tuân thủ điều trị trong thời gian dài từ 3-6 tháng. nếu không tuân thủ điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh có thể tái phát và gây biến chứng nghiêm trọng, khiến sức khỏe suy kiệt và dẫn đến Tu vong.
Là nông dân, thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bùn đất, bà hoàng thị song ở xã trung nguyên (yên lạc) cho biết, thời gian trước, khi nghe nói về bệnh whitmore trên ti vi bà cũng có chút hoang mang bởi gia đình chủ yếu làm nông nghiệp. tuy nhiên, may mắn khi có người nhà làm bác sĩ nên bà được giải thích cặn kẽ về bệnh whitmore. bây giờ, bà đã không còn lo lắng và có thêm kiến thức để biết cách phòng, chống.
Còn chị Nguyễn Thuý An ở phường Liên Bảo (Vĩnh Yên) luôn trong tâm trạng lo lắng khi bố mẹ ở quê thường xuyên phải đi làm đồng và tiếp xúc với bùn, đất. Thời gian này, tiếp nhận được nhiều thông tin không chính xác về bệnh Whitmore, chị An luôn gọi điện thoại về nhà và muốn bố mẹ không đi làm đồng cho đến khi không còn vi khuẩn này nữa.
Theo tài liệu của cục y tế dự phòng (bộ y tế), bệnh whitmore gặp ở tất cả các độ tuổi, cả ở nam và nữ, gặp nhiều hơn ở người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất, nước. đối với những người có cơ địa yếu, sức đề kháng kém, mắc các bệnh mãn tính thì nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, bao gồm: sốt, sốt thành cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng… chỉ cần bác sĩ xác định đúng bệnh nhiễm khuẩn whitmore và điều trị theo phác đồ thì sẽ khỏi hoàn toàn. mặc dù chưa có vắc xin phòng bệnh, nhưng bệnh không dễ lây lan, không trực tiếp lây từ người qua người, người dân không nên lo lắng.
Để phòng bệnh Whitmore, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng; sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn; khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm, nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì cần sử dụng băng chống thấm và rửa sạch để đảm bảo vệ sinh.
Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. khi người dân nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn burkholderia pseudomallei và điều trị kịp thời.
Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh bệnh whitmore ca mắc ca mắc mới Các biện pháp các cơ chống dịch dịch covid dự kiến khỏi bệnh mắc mới nâng cấp sở y tế thêm ca mắc Thêm ca mắc mới whitmore