Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cần làm gì khi cách ly tại nhà để ngăn Covid-19 lây lan?

Khi cách ly tại nhà nên chuẩn bị phòng riêng cho người được cách ly. Nếu không có, sắp xếp để người được cách ly nằm riêng một góc và cách mọi người trong nhà ít nhất 2 mét.

Theo ghi nhận của Zing, tính đến sáng 9/3, Hà Nội ghi nhận 4 ca mắc Covid-19. Cả 4 người đều điều trị ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Sở Y tế Hà Nội cho biết địa bàn thành phố đã ghi nhận cả ca xâm nhập lẫn ca lây thứ phát, đồng thời tích cực tổ chức cách ly.

Những trường hợp nào cần cách ly

Bệnh nhân F0 (dương tính hoặc được xử lý như dương tính) được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

F1 (tiếp xúc ca trực tiếp dương tính) được chuyển cách ly tại các bệnh viện: Đống Đa, Thanh Nhàn, Bắc Thăng long. Những người này được cách ly theo nguyên tắc đưa đến bệnh viện gần nhất, tiện nhất.

Biện pháp cách ly tại nhà (nơi lưu trú) được áp dụng với những người F2 (tiếp xúc F1) và F3 (tiếp xúc F2). Những người cần phải cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

Cách ly như thế nào

Theo VnExpress thông tin, lý tưởng nhất để cách ly tại nhà là chuẩn bị phòng riêng. Nếu không có, sắp xếp để người được cách ly nằm riêng một góc và cách mọi người trong nhà ít nhất 2 mét. Nên chọn phòng hoặc vị trí cách ly ở cuối chiều gió lưu thông trong nhà để hạn chế phát tán virus đến các vị trí khác. Dọn sạch đồ đạc cho trong phòng trước khi sử dụng cho người cần được cách ly. Phòng mở cửa sổ thoáng, nhiều ánh sáng. 

Những đồ đạc cần chuẩn bị trong phòng gồm giường, bàn ghế, nhà vệ sinh riêng có xà phòng, khăn tắm riêng, giấy vệ sinh, giấy lau tay, túi nilon đựng rác. Trong trường hợp không có nhà vệ sinh riêng, có thể đi vệ sinh chung nhưng khử khuẩn sau khi người bệnh sử dụng nhà vệ sinh xong. Ngoài ra, bát, cốc, đĩa, thìa riêng (hoặc đồ dùng một lần) để ăn uống. Khăn riêng, khẩu trang y tế, thùng rác bọc nilon đựng rác. Chuẩn bị tivi để giải trí hoặc đồ chơi cách ly cho trẻ nhỏ. Điều khiển tivi, điện thoại di động bỏ trong túi khóa ziplock hoặc túi nilon để diệt khuẩn cho dễ.

Ngoài phòng nên có một diện tích trống để khử khuẩn trước khi đi ra khu sinh hoạt chung.

Người cách ly cần tuyệt đối ở trong phòng suốt thời gian cách ly, uống Thu*c theo chỉ dẫn, đồng thời theo dõi các triệu chứng xem có nặng lên hay nhẹ đi không. Thường xuyên làm sạch cơ thể để tránh nhiễm trùng, có thể tập thể dục nhẹ nhàng trong phòng.

Đồ dùng khi cách ly

Người chăm sóc cần chuẩn bị đồ sát khuẩn dung dịch xịt khuẩn clo có hoạt tính 0,5% vào nhà vệ sinh, khu vực thay quần áo bảo hộ, cồn 60-70% trở lên để khử khuẩn đồ dùng bằng da, kim loại. Xà phòng, nước sạch và giấy để lau khô tay. Dung dịch rửa tay khô có cồn từ 60-70 độ trở lên.

Ngoài ra là kính bảo hộ, găng tay y tế, khẩu trang, quần áo 3M bảo hộ có mũ, ủng bảo hộ, nước Javen 0,5% để lau chùi bề mặt sàn và các vật dụng sinh hoạt, chlorin hoặc chloramin B để khử khuẩn các dụng cụ đựng chất dịch tiết của người cách ly, túi nilon đựng rác thải...

Người chăm sóc người cách ly cần làm gì

Người thân cần đo thân nhiệt cho người cách ly 2 lần một ngày, hỏi tình trạng sức khỏe của người bệnh hoặc nghi bệnh, động viên và nấu ăn với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Khi ra khỏi phòng cách ly, người chăm sóc để nguyên găng tay, rửa tay bằng nước rửa tay khô rồi tháo bỏ lớp găng tay số một (bên ngoài). Tiếp tục rửa tay sau khi tháo lớp găng tay. Cởi bỏ tất cả đồ bảo hộ, tiệt trùng trước khi mang ra khỏi phòng cách ly. Quần áo người cách ly nên giặt tay, không nên giặt máy. Thường xuyên liên hệ với bác sĩ để báo cáo tình hình và xin lời khuyên.

Cuối cùng, nếu không có triệu chứng, các thành viên trong nhà tự động cách ly ít nhất 14 ngày kể từ ngày người cách ly hoàn thành thời gian cách ly.

Phong Vân (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/can-lam-gi-khi-cach-ly-tai-nha-de-ngan-covid-19-lay-lan-a468182.html)

Tin cùng nội dung

  • Xin chào bác sĩ cháu đi siêu âm được biết cháu bị sỏi thận phải 14mm.Giờ cháu nên làm gì trong trường hợp này? có cần kiêng ăn gì và điều trị sao thưa BS?
  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Chào Mangyte, cha mẹ chúng tôi ở Việt Nam, đều trên 75 tuổi. Tôi muốn thỉnh thoảng thử máu kiểm tra sức khỏe cho các cụ. Xin hỏi ở TPHCM có nơi nào nhận lấy máu tại nhà không? Chi phí cho 1 lần lấy máu là bao nhiêu? Trân trọng cảm ơn.
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Hai hôm nay tôi bị sốt, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu mà tôi chưa sắp xếp công việc để đi được. Xin hỏi ở Hà Nội có dịch vụ xét nghiệm tại nhà không? Nếu có thì chi phí ra sao? Cảm ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Hải Đăng - nguyenhai…@gmail.com)
  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY