Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cẩn thận với dịch sốt virus đang bùng phát

Dịch sốt Virus hiện nay đang bùng phát tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Bệnh thường lây qua đường hô hấp hoặc do tiếp xúc trực tiếp.

Trong điều kiện bình thường cũng có những virus ký sinh trên đường hô hấp, tiêu hóa... khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển, xâm nhập cơ thể và gây bệnh. virus có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa, có thể gây thành dịch. một trong các triệu chứng nổi bật của tình trạng nhiễm sốt virus là sốt cao.

Người bị sốt virus thường khỏi bệnh trong 7 ngày, tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị sớm rất dễ bị biến chứng sang viêm phế quản phổi. đây là biến chứng nặng thường gặp và bùng phát thành dịch với diễn biến phức tạp và nguy hiểm

Những dấu hiệu của sốt virut

Sốt cao: sốt cao trên 38,5 độ kèm theo cảm giác khi nóng, lúc lạnh và đôi khi người bị co giật. triệu chứng sốt có thể diễn ra kéo dài 4 -5 ngày.

Sốt cao là biểu hiện đầu tiên khi bị sốt Virus

Khát nước: Cảm giác miệng đắng, thèm nước dù uống nước liên tục.

Đau nhức: Đi cùng cảm giác đau nhức toàn thân, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, nặng nề là hiện tượng đau đầu dữ dội, đầu óc choáng váng.

Biểu hiện ở đường hô hấp: Viêm họng, nước mắt mũi chảy liên tục

Nôn: Có thể xảy ra sau khi ăn.

Viêm hạch: Do bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp, có thể xuất hiện các hạch vùng đầu, cổ, có thể nhìn hoặc sờ thấy được. Ấn nhẹ có cảm giác đau.

Phát ban: Xuất hiện 2 hoặc 3 ngày sau khi sốt, trên da nổi những nốt ban nhỏ li ti.

Phát ban thường xuất hiện vào cuối chu kỳ của bệnh

Rối loạn tiêu hóa: Có thể đi ngoài phân lỏng, nhầy.

Xử lý trong trường hợp bị sốt virus

Hạ sốt: cần kiểm soát tốt nhiệt độ của cơ thể, liên tục làm mát bằng cách chườm lạnh. nếu sốt cao trên 38,5 độ c thì nên dùng thu*c hạ sốt kèm theo thu*c chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những người có tiền sử co giật khi sốt cao.

Bù nước và điện giải: khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thu*c có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.

Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Cần duy trì nhiệt độ cơ thể khi sốt Virus

Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.

Người bị sốt virus thường khỏi bệnh trong 7 ngày, tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị sớm rất dễ bị biến chứng sang viêm phế quản phổi. đây là biến chứng nặng thường gặp và bùng phát thành dịch với diễn biến phức tạp và nguy hiểm.

Nên chăm sóc tốt bằng cách bổ sung vitamin, uống bù nước, hạ sốt nhanh… thì thời gian bị bệnh của bạn càng được rút ngắn.

Những điểm cần chú ý

Phải đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: sốt cao trên 38,5 độ c, đặc biệt là trên 39 độ c mà dùng thu*c hạ sốt không đáp ứng; lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Sốt virus dễ gây thành dịch nên khi bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. khi bị ốm, không nên cho đến nơi công cộng.

Một điều cần được chú ý là người lớn bị sốt siêu vi thường kéo dài và nặng nề hơn ở con trẻ. Vì khi ốm, người lớn thường chủ quan hơn trong điều trị vì cho đó là cảm sốt bình thường nên nhiều người vẫn đi làm không ngừng nghỉ trong khi chế độ ăn uống lại thất thường sẽ làm cơ thể dễ bị bệnh tật hạ gục.

Bệnh nhân nhiễm virus tuyệt đối không tự dùng kháng sinh, tự đi truyền dịch, lạm dụng các dụng cụ hút mũi, xông họng, vì xông họng kéo dài sẽ làm hỏng niêm mạc mũi, họng.

Theo Nguyễn Duy/VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/can-than-voi-dich-sot-virus-dang-bung-phat-d38202.html?fbclid=IwAR0c0QcS3Eg_fte6MeHXATC-vLc4NKdQvbpjvJxAq66ipHTw7rO7dKJJEg8

Theo Nguyễn Duy/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/can-than-voi-dich-sot-virus-dang-bung-phat/20211108092803934)

Tin cùng nội dung

  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY