Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cần Thơ: Phát hiện kịp thời trẻ bị tim bẩm sinh không có triệu chứng đặc hiệu

Bé bị hẹp van động mạch phổi, hẹp động mạch phổi, hở van 3 lá 4/4, tăng áp động mạch phổi nặng và dãn nhĩ phải, thất phải.

Theo các bác sĩ, trường hợp tim bẩm sinh ở bé sơ sinh này tương đối đặc biệt. Bởi, khi mang thai, mẹ cháu bé là chị L.T.H.H không có biểu hiện bệnh lí tim mạch đặc biệt nào trước đó, và bé cũng không hề có bất kì triệu chứng lâm sàng khác thường nào sau sinh. Tuy nhiên thông qua sàng lọc sơ sinh,Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ đã kịp thời phát hiện bệnh lý, giúp bệnh viện có hướng xử trí kịp thời ngay sau sinh, phòng ngừa các biến chứng nặng cho bé.

Trước đó, lúc 19h20’ ngày 23/5/2016, sản phụ L.T.H.H sinh năm 1987 ngụ tại Rạch Giá, Kiên Giang sinh mổ được một bé trai nặng 3,5kg. Sau sinh, bé được thực hiện sàng lọc sơ sinh tại Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ. Qua sàng lọc, bé được phát hiện có nguy cơ cao mắc bệnh tim bẩm sinh.

Bé đã được chuyển đến khoa Chẩn đoán hình ảnh thực hiện siêu âm tim chẩn đoán. Kết quả siêu âm bé bị hẹp van động mạch phổi, hẹp động mạch phổi, hở van 3 lá 4/4, tăng áp động mạch phổi nặng và dãn nhĩ phải, thất phải.

Sau khi hội chẩn, các Bác sĩ đã ngay lập tức tư vấn để người nhà hiểu rõ hơn về bệnh lý của bé và chuyển bé đến Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Ngay trong đêm, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ đã chuyển bé lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. Hồ Chí Minh để tiếp tục theo dõi.

Sàng lọc sơ sinh là một phương pháp sàng lọc vô cùng cần thiết cho bé sau sinh nhằm phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh, giúp giảm lo âu, gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Nguyễn Tuệ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/can-tho-phat-hien-kip-thoi-tre-bi-tim-bam-sinh-khong-co-trieu-chung-dac-hieu-n117427.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Vẹo cột sống bẩm sinh là khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống lúc mới sinh. Tỷ lệ là trên 10.000 trẻ sơ sinh và ít gặp hơn so với các loại vẹo cột sống bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên.
  • Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh về mắt, thường gặp ở người già. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật (mổ đục thủy tinh thể).
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY