Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cẩn trọng nhiễm trùng da do tụ cầu vàng ở trẻ

Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) vừa tiếp nhận và điều trị thành công trường hợp bệnh nhi bị nhiễm trùng nặng do tụ cầu vàng.

Bệnh nhi N.B.A. (30 tháng tuổi, trú tại xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng nổi ban đỏ, nhiều trên khắp cơ thể, đặc biệt vùng cổ và những điểm nhạy cảm như mắt, miệng, hậu môn. Bệnh nhi sốt nhẹ, mệt mỏi, môi se. Quanh viền mắt xuất hiện bong da, khô nứt, mắt có nhiều dử vàng.

Trước đó, ở nhà bệnh nhi xuất hiện các nốt ban nhỏ, đỏ ở vùng cổ, đầu mặt, có sốt nhẹ, gia đình có đi khám và mua thuốc uống. Tuy nhiên, tình trạng trên không đỡ mà còn nặng thêm.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.

Tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn, sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm lâm sàng cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi mắc hội chứng bong vảy da do tụ cầu. Bệnh nhi được điều trị theo hướng nhiễm trùng, sử dụng kháng sinh phù hợp kết hợp chăm sóc da.

Sau 7 ngày điều trị, bệnh nhi đã dần ổn định, vùng mắt, quanh miệng hết bong da, các tổn thương da dần hồi phục không để lại sẹo và đã được xuất viện.

Theo bscki. hà anh tuấn, trưởng khoa nhi, hội chứng bong vảy da do tụ cầu là bệnh nhiễm trùng da nặng do tụ cầu vàng (staphylococcus aureus) gây ra. nguồn lây từ những vết trầy xước, bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi.

Bệnh bắt đầu từ một nhiễm trùng da nhỏ thường quanh mắt, mũi miệng hoặc vùng tiếp xúc nhiều như tay, chân, mông sau đó nhiễm trùng lan rộng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ rối loạn nước và điện giải, sốc do độc tố tụ cầu, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Các bác sĩ khuyến cáo: Khi trẻ có dấu hiệu tổn thương da như nhọt, nổi ban, bọng nước hay những dấu hiệu bất thường khác, gia đình cần theo dõi và đưa trẻ đến khám và điều trị ở những cơ sở chuyên khoa, uy tín. Không nên tự ý nặn mủ, chích lể, dung thuốc tùy ý, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt không tự ý sử dụng khánh sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/can-trong-nhiem-trung-da-do-tu-cau-vang-o-tre-20221019064023596.chn)

Tin cùng nội dung

  • Viêm não Nhật Bản là loại viêm não thường gặp nhất ở nước ta. Trẻ em bị bệnh nhiều hơn so với người lớn do chưa có miễn dịch.
  • Con trai tôi 5 tuổi, gần đây cháu bị lên mụn ở đùi, cánh tay, lúc đầu như phỏng nước, sau vỡ ra và nổi nhiều mụn như rôm ở xung quanh khiến bé rất ngứa ngáy, khó chịu.
  • Những đồ vật không dùng chung như xà bông tắm, kìm cắt móng, hay tai nghe, vân vân, đều có thể là “thủ phạm”, gây hại tới sức khỏe của bạn, nếu dùng chung với nhiều người.
  • Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, Thuốc điều trị ung thư vú Tamoxifen có thể chống lại siêu vi khuẩn tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA).
  • Viêm cơ nhiễm khuẩn là tổn thương viêm hoặc áp-xe cơ vân do vi khuẩn gây nên. Việc điều trị cần ứng dụng các loại Thuốc kháng sinh...
  • Con tôi năm nay 3 tuổi, mới đi trích chắp ở mắt được 1 tuần nhưng bây giờ ở cạnh vết chính lại xuất hiện một mụn nữa. Xin hỏi bác sĩ tôi phải làm gì?
  • Em 25 tuổi, dạo gần đây nổi rất nhiều mụn mủ ở phía dưới đùi và mọng, mụn nổi ngày càng lan rộng và thâm đen rất mất thẩm mỹ.
  • Phù dung là loại cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh, tên khoa học là Hibiscus mutabilis L., trong dân gian còn gọi là mộc liên, địa phù dung, tam biến hoa, thất tinh hoa, sương giáng hoa, túy tửu phù dung, đại diệp phù dung...
  • Theo y học cổ truyền, cỏ sữa lá nhỏ có vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa.
  • Các kết quả nghiên cứu cho thấy bạch cúc có tác dụng kháng khuẩn như: ức chế tụ cầu vàng, liên cầu trùng, lỵ trực trùng, trực khuẩn thương hàn, ức chế các loại nấm da, trị huyết áp cao...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY