Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Chọn Thuốc trị nhiễm khuẩn da

Con trai tôi 5 tuổi, gần đây cháu bị lên mụn ở đùi, cánh tay, lúc đầu như phỏng nước, sau vỡ ra và nổi nhiều mụn như rôm ở xung quanh khiến bé rất ngứa ngáy, khó chịu.
Con trai tôi 5 tuổi, gần đây cháu bị lên mụn ở đùi, cánh tay, lúc đầu như phỏng nước, sau vỡ ra và nổi nhiều mụn như rôm ở xung quanh khiến bé rất ngứa ngáy, khó chịu. Tôi phải dùng Thuốc gì để trị cho cháu, thưa bác sĩ?

Nguyễn Lê (Hà Nam)

Theo thư bạn mô tả có thể là cháu bị nhiễm khuẩn da. Đây là tình trạng nhiễm trùng ở da do nhiễm liên cầu khuẩn hay tụ cầu vàng. Bệnh rất dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ vùng da bệnh đến vùng da lành trên cùng một trẻ hoặc từ bé này sang trẻ khác. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đa phần hay gặp ở các bé tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Nếu được chẩn đoán sớm và xử trí đúng, bệnh cải thiện nhanh, khỏi và không để lại sẹo. Nhưng nếu chần chừ, vùng nhiễm khuẩn lan rộng có thể dẫn đến biến chứng.

Điều trị nhiễm khuẩn da ở trẻ em cần đánh giá tổn thương để chữa trị phù hợp.

Trường hợp nhẹ hoặc thương tổn khu trú: làm sạch tổn thương bằng dung dịch nước muối S*nh l* (NaCl 0,9%) hay Thuốc tím 1/10.000. Dùng mỡ/kem kháng sinh như axit fusidic hoặc mupirocin bôi vào tổn thương ngày 2 lần. Khi thương tổn lan rộng, nặng, dai dẳng và có nguy cơ biến chứng viêm cầu thận cấp: cần dùng kháng sinh toàn thân. Có thể dùng kháng sinh nhóm cephalosporin (cefuroxim, cefixim, ceftriaxon...), macrolid (roxithromycin, azithromycin...) penicillin (carbenicilin và ticarcilin)... Tuy nhiên, việc dùng Thuốc phải do bác sĩ chỉ định.

Vì vậy, cách tốt nhất để điều trị bệnh hiệu quả là cha mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa da liễu để có chỉ định cụ thể.

Lưu ý: Nếu bệnh nhiễm khuẩn da đã có biến chứng phải chú trọng điều trị các biến chứng. Trường hợp cơ địa bệnh nhân thường xuyên phải dùng kháng sinh thì phải điều trị theo kháng sinh đồ.

Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh vùng da bị bệnh cho bé. Rửa sạch da và lau khô, sau đó bôi Thuốc theo đơn của bác sĩ da liễu. Mang găng khi bôi Thuốc và sau đó rửa tay thật kỹ. Tránh gãi hoặc chạm vào các vết loét. Mặc quần áo rộng hoặc tránh không dính vào vùng da bị bệnh để ngăn bệnh nhiễm khuẩn da lan rộng. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ qua khẩu phần ăn hàng ngày nhằm tăng sức đề kháng giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Chúc chị và cháu mạnh khỏe.

BS. VŨ DƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chon-thuoc-tri-nhiem-khuan-da-21195.html)

Tin cùng nội dung

  • Ở phụ nữ, nhiễm khuẩn niệu rất phổ biến. Vi khuẩn có thể từ trực tràng, ở *m đ*o, gây viêm nhiễm ngược dòng lên niệu đạo, bàng quang, bể thận.
  • Có nhiều nguyên nhân gây suy thận như tăng huyết áp, đái tháo đường, sỏi thận,... và có tới 10% bệnh nhân bị suy thận là do viêm cầu thận.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Con tôi gần đây có biểu hiện chán ăn, ít đi tiểu, chân bị phù nhẹ… có người nói rằng có thể con tôi bị viêm cầu thận cấp. Xin hỏi bệnh này có nguy hiểm. Nguyễn Thị Thanh
  • Viêm cầu thận mạn để lại nhiều biến chứng nếu không phát hiện sớm và điều trị tích cực. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan và chần chừ đi khám bệnh khi có các triệu chứng về bệnh.
  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • Chị tôi năm nay 32 tuổi, hơn một năm trước chị ấy bị phù toàn thân, tái đi tái lại nhiều lần. Đã đi khám và bác sĩ cho biết bị viêm cầu thận mạn tính.
  • Tôi có người em bị bệnh viêm cầu thận mãn tính đã gần 10 năm, chữa bằng Thu*c nam một thời gian dài nhưng không hết.
  • Theo dược học cổ truyền, bàng biển vị đắng, hơi chát, tính mát, có công dụng tiêu độc, trừ đàm, giáng nghịch, trừ ho, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hen phế quản, ho kéo dài, mụn nhọt, rắn cắn, giang mai, kiết lỵ, tiêu chảy, thấp khớp, các bệnh về da và trị giun.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY