(HNM) - Những ngày qua, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều người dân nghe lời quảng cáo, truyền tai nhau về công dụng của các loại Thuốc điều trị Covid-19 nên đã lùng mua trên mạng xã hội. Trong khi đó, các chuyên gia y tế và cơ quan chức năng liên tục cảnh báo người dân cần cẩn trọng, không nên tự ý mua Thuốc điều trị Covid-19...
Ảnh: Đỗ TâmNgày 12-12-2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5666/QĐ-BYT về sửa đổi, bổ sung một số điểm của hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19, trong đó nêu rõ danh mục 3 loại Thuốc kháng vi rút trong điều trị Covid-19 gồm Remdesivir dùng cho bệnh nhân có triệu chứng trung bình, nặng; Favipiravir dùng cho trường hợp không triệu chứng, triệu chứng nhẹ, trung bình; Molnupiravir dùng cho bệnh nhân mức độ nhẹ... và do các cơ sở y tế cấp phát Thuốc.
Ngay sau khi quyết định ban hành, trên các trang mạng xã hội đã rao bán rầm rộ các loại Thuốc này. Cụ thể, trên các trang Facebook, Zalo, các hội nhóm… có nhiều tài khoản rao bán các loại Thuốc điều trị Covid-19 của Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ… rất được ưa chuộng. Tại nhóm Chợ Thuốc Hapulico (530), ngày 19-12, tài khoản tên Khánh Hải, Trần Anh đã đăng thông tin “Sẵn 30h đặc trị của Ấn” và hình ảnh của lọ Thuốc Molnupiravir. Phía dưới phần bình luận có hàng chục người nhắn tin hỏi giá và nhận báo giá... Chị Nguyễn Thu Huyền, phố Dịch Vọng (quận Cầu Giấy) cho biết: “Mỗi ngày nhận thông tin số ca F0 tăng cao tôi lại lo lắng. Do vậy, tôi đã tìm mua các loại Thuốc điều trị Covid-19 để phòng khi gia đình có người có triệu trứng thì uống”.
Các loại Thuốc đặc trị của Nga cũng được rao bán khá nhiều. Tài khoản tên Tạ Thị Nhung rao bán ngày 18-12 trên mạng xã hội kèm hình ảnh hộp Thuốc Arbidol 200mg của Nga với công dụng phòng ngừa và điều trị Covid-19… Tương tự, trong ngày 19-12, nhiều người bán chụp cả thùng Thuốc Arbidol và chào giá 295.000 đồng - 320.000 đồng/hộp 10 viên. Thuốc Areplivir của Nga là Thuốc đặc trị Covid-19 có giá từ 2,1 triệu đồng/hộp - 2,5 triệu đồng/hộp. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới, có rất nhiều người mua số lượng cả thùng với giá buôn để về bán lại. Thuốc Tylenol xuất xứ từ Mỹ cũng được rao bán nhiều trên mạng vì được quảng cáo có khả năng điều trị Covid-19 tại nhà. Đặc điểm chung là các loại Thuốc đều không có nhãn phụ, hoàn toàn bằng chữ nước ngoài.
Liên quan đến việc mua bán Thuốc tràn lan trên mạng xã hội, Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, Cục thực hiện kiểm tra 4 vụ việc liên quan đến mặt hàng Thuốc đặc trị Covid-19, trong đó đã xử phạt 1 vụ với mức phạt 70 triệu đồng vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu là Thuốc; 3 vụ việc còn lại đang chuyển đến cơ quan điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Đại tá Trần Anh Tuấn, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường kiểm tra, thu giữ 3 vụ vận chuyển, tàng trữ Thuốc điều trị Covid-19 có chữ nước ngoài trên sản phẩm nhưng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Toàn bộ số hộp Thuốc điều trị này đều chưa được kiểm định chất lượng, không bảo đảm các yêu cầu cấp phép của Bộ Y tế, nếu tiêu thụ trót lọt ra thị trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Về vấn đề này, Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm Nguyễn Anh Tuấn cho biết, các loại Thuốc kháng vi rút trong điều trị Covid-19 mà Bộ Y tế vừa ban hành là cấp về cho các sở y tế, từ đó sở y tế cấp về các quận, huyện để điều trị cho các bệnh nhân F0. Các cơ sở y tế xã, phường khi cấp Thuốc, điều trị Covid-19 cho bệnh nhân phải có sự đồng ý của bệnh nhân... Do vậy, bất kỳ loại Thuốc kháng vi rút trong điều trị Covid-19 nào bán trên mạng xã hội hoặc tại các hiệu Thuốc đều là vi phạm quy định, người dân cần cẩn trọng để tránh “tiền mất tật mang”.
Tương tự, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Khổng Minh Tuấn cũng cảnh báo người dân không nên tự ý mua Thuốc điều trị Covid-19 trên mạng xã hội. Để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, các cơ quan quản lý cần siết chặt hơn nữa đối với việc bán hàng, quảng cáo trực tuyến, nhất là Thuốc chữa bệnh trên mạng xã hội.
Thực tế, Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị thanh tra tăng cường quản lý việc kinh doanh, quảng cáo Thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nếu phát hiện các hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự, kịp thời lập hồ sơ chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định. Tuy nhiên, trong thực tế, việc rao bán Thuốc vẫn còn công khai trên mạng xã hội, trong khi đó số vụ kiểm tra, thu giữ hàng hóa là Thuốc nhập lậu vẫn chưa nhiều. Thiết nghĩ, để không còn tình trạng mua bán Thuốc điều trị Covid-19 tràn lan trên mạng xã hội, rất cần sự vào cuộc mạnh tay hơn nữa của các ban, ngành chức năng để sức khỏe của người dân được bảo vệ một cách chính đáng.
Chủ đề liên quan:
Cẩn trọng với thuốc điều trị Covid-19 trên mạng thuốc điều trị Covid-19 trên mạng thuốc giả