Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Căng thẳng do COVID-19 ảnh hưởng tới ngày đèn đỏ của chị em

Đại dịch COVID-19 đã có tác động đến mọi khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Căng thẳng và lo lắng ảnh hưởng đến hầu hết tất cả mọi người.Không những thế, tác động lây lan của COVID-19 còn ảnh hưởng cả tới chu kỳ kinh nguyệt.

Tin vui cho người trào ngược: Mới xuất hiện giải pháp đột phá!Tin tài trợ

Căng thẳng và lo lắng có thể gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt thông thường của bạn, khiến cho nó đến sớm, muộn hoặc hoàn toàn không xảy ra.

Một chuyên gia cho biết hình thức phổ biến nhất của chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn là muộn hoặc mất kinh.

Thông tin với tờ Huffington Post, bác sĩ Kate Denniston tại Los Angeles cho biết, điều này xảy ra vì cơ thể đang thích nghi để bảo vệ chính nó. “Dựa trên mức độ cảm nhận căng thẳng được phát đi qua những tín hiệu của não, cơ thể chúng ta có thể quyết định rằng đó là thời điểm phù hợp để rụng trứng hoặc tạm ngừng trong một khoảng thời gian”.

Một bác sĩ phụ khoa cho biết, cộng đồng y tế vẫn chưa có đủ thông tin về cách COVID-19 ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, nhưng cảnh báo rằng sự căng thẳng và lo lắng mà cơ thể đang phải chịu đựng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn.

Cho đến nay tại Anh, hơn 32.000 người đã ch*t vì virus SARS- CoV-2 và nhiều người đang phải dồn toàn tâm lực để đối phó với điều này. Trong số hơn 223.000 trường hợp được xác nhận dương tính đều mang các triệu chứng có thể như: buồn nôn và tiêu chảy, tất cả đều có thể gây gián đoạn cho chu kỳ kinh nguyệt.

Tại Mỹ, số ca Tu vong do SARS- CoV-2 là hơn 81.000 và số ca được xác nhận là hơn 1,38 triệu.

Sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt cũng được gây ra bởi một sự thay đổi trong chế độ ăn uống và thói quen. Trong đại dịch, nhiều người đã thay đổi thói quen vội vã thường ngày của họ để có cách sống phù hợp hơn, bao gồm các thói quen về ăn uống, tập thể dục thường ngày, kể cả tập luyện tại nhà. Tuy nhiên, các bác sĩ nhấn mạnh rằng sự thay đổi này chỉ mang đến những tác động ngắn hạn trong thời gian bạn chiến đấu với virus, và sau khi đã khỏi bệnh, những thói quen cũ, thời gian sinh hoạt như trước đây sẽ trở lại bình thường.

Kết quả của những sự thay đổi bất thường này, khiến nhiều phụ nữ có thể sẽ thấy kinh nguyệt xuất hiện nhiều hơn so với những chu kỳ bình thường hoặc bị lỡ.

Natasha Bhuyan, một bác sĩ gia đình ở Arizona cho biết, cô thậm chí còn phát hiện ra rằng sự thay đổi trong thói quen đã khiến một số người quên uống Thu*c Tr*nh th*i. Điều này cũng có thể làm rối loạn chu kỳ hàng tháng, do vậy, nữ bác sỹ khuyến cáo mọi người nên đặt lời nhắc uống Thu*c đều đặn.

Bên cạnh những ảnh hưởng do đại dịch gây ra, còn có những yếu tố khác gây ra sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như loại Thu*c bạn đang sử dụng hoặc một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn như hội chứng buồng trứng đa nang.

Các bác sĩ cho biết, chu kỳ kinh nguyệt sẽ cần một thời gian khoảng vài tháng để trở lại như bình thường. Và nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp tốt nhất để điều chỉnh chu kỳ của bạn.

Bác sỹ Bindiya Gandhi cho biết: “Nếu bạn mất kinh hơn một chu kỳ mà vẫn không mang thai, bạn cần theo dõi chặt chẽ để xem những gì sẽ diễn ra tiếp theo”. Bindiya cũng nói thêm rằng, việc kiềm chế sự căng thẳng là điều rất quan trọng trong thời gian này để kiểm soát sự rối loạn tâm trí có thể xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Để ngăn chặn mức độ gia tăng căng thẳng, hãy tiếp cận những kênh tư vấn sức khỏe tâm thần miễn phí, những kênh thông tin sẵn có này rất dễ dàng truy cập và có thể giúp bạn thư giãn.

Còn nếu bạn gặp phải tình trạng rỉ máu hoặc chảy máu nhiều giữa các chu kỳ kinh và đồng thời bị đau vùng chậu thì nên tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.

Thực phẩm 'tốt như thần dược' cho người bị đau nhức xương khớp

Để giảm đau xương khớp, nên thay đổi hoàn toàn chế độ ăn hàng ngày. Theo đó, bạn nên thực hiện chế độ ăn nhiều rau, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc, đặc biệt nên chú ý ăn những loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm đau xương khớp.

Những 'đại kỵ' khi chế biến rau củ vừa mất chất vừa dễ gây ung thư

Không phải cứ ăn rau củ là tốt cho sức khoẻ. Đôi khi cách chế biến và thói quen sai lầm khi ăn rau củ không chỉ khiến rau củ mất hết chất dinh dưỡng, làm bạn bị ngộ độc mà còn gây ung thư.

Cục Quản lý Dược cảnh báo về Thu*c kháng virus trị cúm 'lưu hành lậu' tại Việt Nam

Cục Quản lý Dược vừa có văn bản gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường kiểm tra hoạt động của các cơ sở bán lẻ Thu*c (trên địa bàn quản lý) đối với việc bán Thu*c Tamiflu.

Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế nghiên cứu tác động của 'khí cười' với sức khỏe

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn M* t*y, M*i d*m vừa có ý kiến chỉ đạo về việc tăng cường quản lý, kiểm soát khí N2O (khí cười).

Hơn 16.5000 người tiếp xúc gần và về từ vùng dịch đang cách ly theo dõi y tế

Hiện tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly là 16.525, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện là 162 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác là 6.693 người; cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 9.670 người.

Những lần 'chạm mặt tử thần' của 2 ca mắc COVID-19 nặng ở Hà Nội

Bệnh nhân thứ nhất là bác gái bệnh nhân 17 từng 3 lần ngừng tuần hoàn, sốc tim, phải can thiệp ECMO do suy hô hấp nặng. Bệnh nhân thứ hai là cụ bà 88 tuổi trải qua khoảng 30 ngày thở máy, điều trị hồi sức tích cực. Ngoài bệnh nền là xuất huyết não, liệt cứng nửa người trái, bệnh nhân còn bị tăng huyết áp.

Bộ Y tế thông tin về các ca mắc COVID-19 nặng, phi công người Anh phụ thuộc hoàn toàn ECMO

Thông tin từ Bộ Y tế sáng 13/5 cho biết, hiện bệnh nhân mắc COVID-19 là phi công người Anh đã sang ngày thứ 56 điều trị. Bệnh nhân đang tiếp tục phải thở máy, lọc máu, phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO. BN 20 chuyển trạng thái từ bệnh nhân nguy kịch sang nặng, hồi phục tốt, đã tự thở khí phòng.

Sau khi chuyển viện, ca mắc COVID-19 nguy kịch hiện ra sao?

Cụ bà 88 tuổi quê Hưng Yên mắc COVID-19 rất nặng được chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai hiện tỉnh, tiếp xúc tốt, liệt nửa người trái do di chứng xuất huyết não, vẫn tiếp tục tập vận động tại giường. Cụ ăn được, không sốt, ho, không phù hay xuất huyết, phổi êm.

Bệnh viện Bạch Mai khám chữa bệnh bình thường trở lại từ 11/5

Sau hơn 1 tháng dừng tiếp nhận bệnh nhân do cách ly y tế và ổn định lại hoạt động, BV Bạch Mai sẽ chính thức khám chữa bệnh trở lại bình thường vào thứ hai 11/5.


H.K

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/cang-thang-do-covid19-anh-huong-toi-ngay-den-do-cua-chi-em-1657027.tpo)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ đẩy nhanh quá trình co rút của các đoạn telomere (mũ bảo vệ ở 2 đầu nhiễm sắc thể), từ đó rút ngắn tuổi thọ của tế bào.
  • Những thực phẩm chứa nguồn vitamin dồi dào này sẽ giúp bạn xóa tan mọi mệt mỏi và căng thẳng.
  • Bạn gái em sinh ra đã thiếu 1 quả thận. BS cho em hỏi, 1 quả thận có ảnh hưởng đến sinh sản không ạ?
  • Em nghe nói nhiều về bệnh ung thư cổ tử cung và muốn đi làm Pap smear để kiểm tra. Nhưng em còn con gái, nếu làm xét nghiệm đó thì có ảnh hưởng gì đến màng trinh không ạ? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Em gái V.K.)
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY