Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cảnh báo: 7 thực phẩm gây dị ứng cần tránh ngay

Ở người lớn, thực phẩm dễ gây dị ứng là: cá (đặc biệt là cá biển như cá nóc chẳng hạn) và các loại hải sản như tôm, cua, sò, ốc, đậu phộng (lạc), quả óc chó (tương tự hạt dẻ), trứng. Ở trẻ em, thường dị ứng với trứng, sữa (đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ), đậu phộng, đậu nành (đỗ tương), lúa mì, quả óc chó...

PGS.TS Trần Hậu Khang, Giám đốc BV Da liễu Trung ương, cho biết hiện Việt Nam có khoảng 20% dân số mắc các bệnh dị ứng và độ tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao là 12-15 tuổi.

Cùng điểm danh những thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng cần tránh:

Thực phẩm có vỏ như sò, tôm hùm và tôm: Một số người bị dị ứng với chỉ một loại động vật có vỏ và có thể những loại có vỏ khác".

Các triệu chứng dị ứng loại thực phẩm này bao gồm sưng tấy, thở khò khè, nghẹt mũi, khó thở, đau bụng, buồn nôn và chóng mặt.

Đậu phộng: Trẻ em thường dị ứng với đậu phộng hơn người lớn. Phản ứng da và các vấn đề về tiêu hóa và hô hấp là các triệu chứng phổ biến.

Nếu bạn bị dị ứng với đậu phộng, thêm một biện pháp phòng ngừa là phải tránh sô-cô-la với đậu phộng.

Đậu tương: Dị ứng đậu nành thường gặp ở trẻ em hơn là ở người lớn, nhưng hầu hết trẻ em lên 3 tuổi sẽ tự mất đi tình trạng dị ứng này.

Các triệu chứng dị ứng đậu tương bao gồm ngứa ran trong miệng, phát ban, ngứa, sưng tấy, thở khò khè, chảy nước mũi hoặc khó thở. Đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn cũng rất phổ biến.

Mật ong: Kinh nghiệm dân gian cho thấy dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé sạch nhớt, đàm, thông cổ.

Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 1 tuổi thì lại hoàn toàn không nên cho trẻ dùng mật ong. Trong mật ong có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc hay dị ứng ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.

Ngay cả khi mật ong đã được nấu kỹ hay tiệt trùng cũng không thể loại bỏ đựơc loại vi khuẩn này.

Khi vi khuẩn Clostridium xâm nhập vào ruột và phát triển ở đó sẽ gây nên chứng ngộ độc với những biểu hiện như: Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, bú kém, táo bón, lười ăn, cáu giận, mất vị giác, quấy khóc, khó thở.

Sữa: Dị ứng sữa thường xảy ra ở trẻ em, nhưng hầu hết trẻ em bị dị ứng sữa thường tự hết sau 3 năm.

Dị ứng sữa là do cơ thể không sản xuất lactase, một enzyme cần thiết để tiêu hóa đường chủ yếu trong sữa. Vậy nên, tránh sữa, sữa chua, bơ, pho mát và kem nếu cơ thể bạn không dung nạp lactose.

Trứng: Các triệu chứng của dị ứng với trứng bao gồm phát ban da, nôn, viêm mũi...

Cả hai lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng có chứa một số protein có thể gây ra dị ứng. Tuy nhiên, những người bị dị ứng lòng trắng trứng thường phổ biến hơn cả.

Lúa mì: Lúa mì có protein có thể gây ra phản ứng với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Một số người có phản ứng tiêu hóa với một chất dính gọi là gluten có trong protein lúa mì.

Không phải tất cả mọi người không hấp thụ gluten là dị ứng với lúa mì. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, buồn nôn và ói mửa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5bb5c64792186526f962ecbd)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY