Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Cảnh báo tình trạng thừa cân, béo phì ở học sinh

Hiện nay, tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh ở nông thôn và thành thị đều gia tăng, kéo theo các bệnh không lây nhiễm cũng tăng không kiểm soát.

Đó là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên trong một hội nghị về dinh dưỡng tại TP HCM vừa qua.

Theo thứ trưởng tuyên, các chỉ tiêu liên quan đến cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, khống chế thừa cân béo phì ở người trưởng thành trong chiến lược dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2011-2020 vẫn chưa đạt được.

Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 cho thấy, tỷ lệ thừa cân béo phì đã tăng 10,5% từ năm 2010 đến 2020. trong đó, tỷ lệ thừa cân béo phì ở thành thị là 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.

Cảnh báo tình trạng thừa cân, béo phì ở học sinh - Ảnh 1.

Cảnh báo tình trạng thừa cân, béo phì tăng cao ở lứa tuổi học sinh. Ảnh: NLĐO

"Trẻ lứa tuổi học đường đang mang gánh nặng kép về suy dinh dưỡng thấp còi và thừa cân, béo phì. Tỷ lệ thừa cân, béo phì có xu hướng tăng nhanh hơn ở thành thị. Việc này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, quá trình phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em" - ông Tuyên cho hay.

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một trong những lý do dẫn đến tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng cao tại thành thị là ở các trường học lượng nước ngọt và thức ăn nhanh được học sinh tiêu thụ nhiều hơn ở nông thôn.

Thứ trưởng Đỗ Xuyên Tuyên nhấn mạnh, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý ở trẻ em, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm, như tim mạch, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa...

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/canh-bao-tinh-trang-thua-can-beo-phi-o-hoc-sinh-20210415115340039.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Hiện nay, thị trường dầu ăn ở nước ta rất đa dạng về chủng loại, nhãn hiệu và nguyên liệu sản xuất. Tuy nhiên việc sử dụng dầu ăn hiệu quả, có lợi cho sức khỏe là điều không phải người tiêu dùng nào cũng rõ.
  • Lượng sữa tiết ra nhiều hay ít không phải hoàn toàn phụ thuộc vào ăn nhiều mà quan trọng nhất là bà mẹ phải cho con bú thường xuyên và bú đúng cách, ngủ đủ giấc, tinh thần thoải mái.
  • Kẽm là một vi khoáng được chứng minh có vai trò quan trọng đặc biệt cho phát triển chiều cao, cơ bắp, thần kinh và miễn dịch của trẻ những năm đầu đời của trẻ.
  • Sữa chua là sản phẩm của sữa nên có giá trị dinh dưỡng khá cao và cân đối.
  • Theo Báo cáo của Viện nghiên cứu Y-Xã hội về “Tình hình dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam” năm 2013, tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi đang ở mức báo động với 16% suy dinh dưỡng, 26,7% thấp còi và 5,6 % béo phì, tăng gấp 9 lần so với năm 2000. Đây là hậu quả từ những bữa ăn thiếu
  • Vi chất dinh dưỡng là những chất, mà cơ thể chỉ cần với một lượng rất nhỏ. Tuy vậy, nó lại có vai trò quan trọng, trong việc tham gia xây dựng các tế bào, mô, hệ thống miễn dịch của cơ thể, vân vân.
  • Có những thói quen có lợi cho cơ thể, nhưng cũng rất nhiều thói quen gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe mà bạn không ngờ tới.
  • Tại hội thảo khoa học với chủ đề “Giúp trẻ thoát nhanh tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi” do Hội Nhi Khoa Việt Nam phối hợp với Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa mới tổ chức ở TP.HCM,
  • Mỗi ngày ăn 3 bữa cháo với rất nhiều thịt, cá, tôm, cua và các loại củ quả nhưng con chị Trang (Cầu Diễn) hơn 5 tháng không lên được lạng nào. Đưa con đi khám chị té ngửa khi BS kết luận thiếu chất.
  • Lâu nay các bà mẹ cứ nghĩ cho con ăn thức ăn có nhiều protein là tốt, tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng chế độ ăn nhiều protein làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu làm ảnh hưởng đến việc tăng trưởng chiều cao của con trẻ...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY