Dinh dưỡng hôm nay

Khi lưu trú tại cộng đồng người bệnh ung thư cần chú ý điều gì?

(MangYTe) - Người bệnh bị ung thư thuộc nhóm nếu nhiễm COVID-19 thường sẽ diễn tiến nặng hơn so với những bệnh nhân khác, do: lớn tuổi, đang trong quá trình điều trị ung thư và/hoặc thường có những bệnh lý nội khoa mãn tính đi kèm. Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống y tế trên toàn cầu và hệ quả dẫn đến nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và điều trị người bệnh ung thư.

Theo chia sẻ của bác sĩ tại bệnh viện đh y dược tp.hcm, người bệnh ung thư cũng như người thân trong gia đình ngoài việc tuyệt đối tuân thủ khuyến cáo "5k" của bộ y tế thì cần cân nhắc trên từng người bệnh cụ thể về nguy cơ tái phát hoặc tiến triển bệnh từ việc trì hoãn hay ngưng hoá trị so với lợi ích về hạn chế sự lây nhiễm của covid-19. việc quyết định có nên trì hoãn điều trị hay không phụ thuộc vào mục tiêu điều trị, số chu kỳ hoá trị người bệnh đã hoàn thành, sự đáp ứng điều trị và tác dụng phụ mà người bệnh gặp phải trong quá trình điều trị…

đối với những trường hợp hoá trị duy trì, người bệnh đáp ứng tốt thì tạm ngưng hoá trị có thể là một lựa chọn. một số người bệnh có thể được chuyển từ hoá trị đường tĩnh mạch sang hoá trị đường uống để giảm tần suất người bệnh đến bệnh viện. người bệnh đang sống tại những khu vực cách ly hoặc trung tâm ung thư đang bị phong toả, người bệnh có thể được cho nghỉ ngơi khoảng 2 tuần hoặc được cuyển đến một trung tâm/bệnh viện khác không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để điều trị được liên tục. một số trường hợp bác sĩ có thể sử dụng thêm các Thu*c kích thích tăng trưởng bạch cầu cũng như kháng sinh dự phòng để làm giảm các biến chứng liên quan đến nhiễm covid-19.

Tôi đang điều trị ung thư hoặc đang theo dõi sau điều trị ung thư, vậy tôi có được chích vaccine covid-19 không?

tôi đang điều trị ung thư hoặc đang theo dõi sau điều trị ung thư, vậy tôi có được chích vaccine covid-19 không?

thực tế, số lượng bệnh nhân ung thư đang điều trị trong các thử nghiệm lâm sàng của vaccine covid-19 chưa đủ lớn, dẫn đến dữ liệu về hiệu quả và sự an toàn của vaccine covid-19 còn hạn chế. do đó, việc kết luận vaccine covid-19 không an toàn cho người bệnh ung thư là không hợp lý. các hướng dẫn thực hành lâm sàng tại châu âu, hoa kỳ đều khuyến cáo người bệnh ung thư nên chích vaccine covid-19 khi có sẵn. đối với những bệnh nhân có hệ miễn dịch bị ức chế sau hoá trị có khả năng đáp ứng miễn dịch với vaccine covid-19 có thể kém hơn so với dân số chung trong cộng đồng. một lưu ý quan trọng là những thành viên trong gia đình, những người chăm sóc bệnh nhân ung thư cũng cần phải được chích ngừa vaccine covid-19.

Nếu tôi có các triệu chứng như sốt, ho, cảm cúm…tôi nên liên hệ với ai?

Nếu bạn đang trong quá trình điều trị ung thư, bạn nên liên hệ với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn và đặt lịch hẹn tái khám. nếu bạn đang theo dõi sau điều trị, bạn nên liên hệ với y tế tại địa phương để được hướng dẫn loại trừ khả năng nhiễm covid-19.

Trước khi tái khám khoa Hoá trị, tôi có cần phải lưu ý những gì trong mùa dịch?

Trước khi tái khám, người bệnh cần liên hệ trước với bệnh viện, khoa phòng hoặc bác sĩ điều trị để được hướng dẫn. Quy trình tiếp nhận, sàng lọc bệnh nhân tại bệnh viện và kế hoạch điều trị hoá trị của người bệnh có nhiều thay đổi để thích nghi với tình hình diễn biến của dịch COVID-19. Tại bệnh viện, người bệnh và người nhà cần có thái độ chủ động phòng chống lây nhiễm dịch bệnh như: luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách, không tụ tập nơi đông người, thường xuyên vệ sinh tay bằng nước sát khuẩn.

Dinh dưỡng tại nhà trong mùa dịch

Theo PGS TS BS. Lâm Vĩnh Niên - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tác động của đại dịch COVID-19 vượt ra ngoài phạm vi nguy cơ về lây nhiễm virus. Thay đổi trong lối sống do lệnh giãn cách ở nhà có thể tác động lên sức khoẻ và tâm lý của bạn.

Các nghiên cứu cho thấy đại dịch gây tình trạng căng thẳng và lo lắng, điều này cũng ảnh hưởng đến cách chúng ta ăn, động lực tập luyện vận động cơ thể và cả chất lượng giấc ngủ. Ví dụ, chất lượng giấc ngủ kém dẫn đến tăng cảm giác đói, giảm nhạy cảm insulin…

Tôi đang điều trị ung thư hoặc đang theo dõi sau điều trị ung thư, vậy tôi có được chích vaccine covid-19 không?

Thống kê cho thấy tình trạng giãn cách tại nhà dẫn đến tăng nguy cơ thừa cân và béo phì; các rối loạn này là tiền đề dẫn đến các bệnh mạn tính không lây như tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường type 2, bệnh khớp… Người thừa cân cũng có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn khi nhiễm virus SARS-CoV2.

Để sống khoẻ mạnh trong giai đoạn ở nhà, cần lưu ý có chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, đủ chất đạm, sử dụng chất bột đường tốt (tránh đường đơn giản), đủ chất xơ, sử dụng chất béo lành mạnh (hạn chế béo bão hoà có trong mỡ, chất béo có trong thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn), ăn nhiều rau quả để cung cấp vi chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch.

Ngoài ra cũng duy trì lối sống tích cực, kiểm soát căng thẳng. Mỗi ngày nên vận động ít nhất 30 phút, nên chọn hình thức tập luyện tại nhà. Một người 70 kg sẽ đốt cháy khoảng 100 calo cho mỗi dặm (tương đương 1,6 km); do đó nếu đi bộ 8 km với 10.000 bước chân có thể đốt cháy 500 calo. Đều này vừa giúp rèn luyện thể chất, kiểm soát cân nặng và kiểm soát stress.


PHA LÊ

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/khi-luu-tru-tai-cong-dong-nguoi-benh-ung-thu-can-chu-y-dieu-gi-20210729182703982.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY