Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Ôm bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng

Vi chất dinh dưỡng là những chất, mà cơ thể chỉ cần với một lượng rất nhỏ. Tuy vậy, nó lại có vai trò quan trọng, trong việc tham gia xây dựng các tế bào, mô, hệ thống miễn dịch của cơ thể, vân vân.

Ngoài ra, vi chất dinh dưỡng còn có tác dụng, duy trì sự cân bằng của hệ thống nội mô, giúp phục hồi các tế bào, các mô bị tổn thương, và là thành phần chủ yếu, để cơ thể sản xuất các enzyme, hormone, và những chất cần thiết khác, cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

Tuy cơ thể chỉ cần với một lượng nhỏ vi chất dinh dưỡng, nhưng khi thiếu những vi chất này, sẽ gây rất nhiều hậu quả trầm trọng. thiếu vi chất dinh dưỡng, được xem là bệnh dịch âm thầm ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, mọi giới, đồng thời là nguy cơ đối với trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ.

Thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, trí tuệ, khả năng sinh sản và lao động của người lớn, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em.

thiếu vi chất dinh dưỡng, gây ra một số bệnh đặc hiệu như bệnh khô mắt, mù lòa do thiếu vitamin A, bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bệnh bướu cổ và đần độn do thiếu iốt, bệnh còi xương ở trẻ em, loãng xương ở người lớn tuổi.

thiếu vi chất dinh dưỡng còn là những yếu tố, nguy cơ, làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng và bệnh mãn tính, tác động đáng kể đến tình hình bệnh tật, Tu vong và chất lượng cuộc sống.

thiếu vi chất dinh dưỡng là vấn đề sức khỏe cộng đồng, và là vấn đề kinh tế xã hội quan trọng trên toàn thế giới. Chúng ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp, nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng đáng kể, đến các vấn đề sức khỏe ở các nước công nghiệp.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính trên thế giới có hơn hai tỉ người bị thiếu máu, gần hai tỉ người thiếu iốt, và 254 triệu trẻ em tuổi tiền học đường bị thiếu vitamin A. Trong đó, 779 triệu người bị thiếu máu, 624 triệu người bị thiếu iốt, và 127 triệu trẻ em, tuổi tiền học đường bị thiếu vitamin A ở các nước Đông Nam Á, có cả Việt Nam.

Hiện nay, kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, tình trạng dinh dưỡng người dân đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin A, sắt, và iốt cũng còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng.

Theo kết quả tổng điều tra toàn quốc năm 2008, tỉ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng, ở trẻ dưới 5 tuổi toàn quốc là 12,3%, tỉ lệ thiếu máu là 29,4% và 31,4% phụ nữ mang thai bị thiếu máu. Tình trạng thiếu hụt iốt toàn quốc là 54,4%.

Để hạn chế thực trạng trên, từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã triển khai trên các nhóm giải pháp can thiệp, góp phần hạn chế tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng.

Nhóm giải pháp thứ nhất, là bổ sung vi chất dinh dưỡng dưới dạng Thu*c. Theo nghiên cứu trên thế giới, bổ sung vitamin A, làm giảm 23% nguy cơ Tu vong ở trẻ sáu tháng tuổi đến năm tuổi.

Từ năm 1988, Bộ Y tế đã triển khai chương trình, phòng chống thiếu vitamin A và bệnh khô mắt. Hoạt động chính là, tổ chức chiến dịch uống vitamin A liều cao đại trà, hai lần trong năm, cho tất cả trẻ 6 đến 36 tháng tuổi, hoặc 6 đến 59 tháng tuổi đối với các tỉnh khó khăn, vùng sâu vùng xa theo phác đồ của WHO.

Bên cạnh đó, chương trình còn bổ sung vitamin A liều cao, cho bà mẹ ngay sau sanh. Sau chiến dịch, tình trạng thiếu vitamin A đã cải thiện đáng kể. Tỉ lệ thiếu vitamin A các thể lâm sàng, đã hạ thấp dưới ngưỡng qui định của WHO.

Tuy nhiên, thiếu vitamin A thể tiền lâm sàng vẫn còn phổ biến. Vì vậy, bổ sung vitamin A cho các đối tượng nguy cơ, cần được tiếp tục duy trì trong thời gian tới. Bổ sung sắt bằng đường uống, cho phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sanh đẻ, (15 đến 49 tuổi), cũng đã được triển khai. Tỉ lệ thiếu máu trong cộng đồng, có xu hướng giảm trong các năm qua, nhưng vẫn có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở mức trung bình.

Nhóm giải pháp thứ hai, là bổ sung vi chất vào thực phẩm. Từ năm 1994, thực hiện Quyết định số 481/TTg ngày 8-9-1994 của Thủ tướng Chính phủ, về việc tổ chức và vận động toàn dân sử dụng muối iốt, sau 10 năm triển khai chương trình, đến năm 2005, tình trạng thiếu iốt trong cộng đồng đã giảm đáng kể. Tỉ lệ bướu cổ ở trẻ 8 đến 10 tuổi, từ 22,4% giảm còn 3,5%. Tỉ lệ sử dụng muối iốt đạt 92,3%.

Tuy nhiên, hiện nay tình trạng thiếu iốt đang có xu hướng quay trở lại. Tỉ lệ sử dụng muối iốt giảm đáng kể, nồng độ iốt niệu xuống thấp ở mức báo động. Ngoài ra, thói quen sử dụng gia vị mặn, để chế biến thức ăn của người dân đã thay đổi. Họ thường xuyên dùng nước mắm, hạt nêm, bột canh trong chế biến thức ăn hàng ngày. Đây là một trong những nguyên nhân, tác động đến mức iốt niệu thấp dưới mức phòng bệnh.

Để cải thiện tình trạng thiếu iốt trong cộng đồng, nghiên cứu công nghệ bổ sung iốt vào nước mắm, hạt nêm, là nhiệm vụ ưu tiên cần thực hiện. Vì vậy, Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh, đã nghiên cứu thành công công thức bổ sung iốt vào hạt nêm, và đã được ứng dụng công nghệ vào sản xuất, tạo ra sản phẩm cho thị trường. Vitamin A cũng đã được nghiên cứu bổ sung vào trong đường, dầu ăn, vân vân.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-om-benh-do-thieu-vi-chat-dinh-duong-11100.html)

Tin cùng nội dung

  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Một khảo sát mới đây trên 3.000 học sinh cho thấy, 85% số trẻ em thành thị phải học thêm.
  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.