Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Cảnh giác những thứ làm… “quên”

Có những trường hợp dù không muốn quên nhưng khi người ta dùng Thu*c nào đó hoặc có lúc trong cuộc đời lại quên bẳng đi những gì cần nhớ.

Trường hợp hay quên nhẹ là chứng hay quên và trầm trọng là người ta bị bệnh Alzheimer.

Chứng hay quên (tên tiếng Anh là amnesia) là chứng bệnh làm người ta bị mất trí nhớ về các sự kiện, thông tin và các trải nghiệm. Trên thực tế, chứng hay quên không làm người bệnh quên mất bản thân mình. Chứng hay quên chia ra làm 2 nhóm chính:

- Nhóm mất khả năng lưu giữ thông tin mới đi kèm với chứng hay quên mới bắt đầu gần đây (chứng hay quên về trước).

- Nhóm mất khả năng nhớ lại các sự kiện trong quá khứ và các thông tin quen thuộc trước đây (chứng hay quên về sau).

Chứng hay quên không ảnh hưởng tới trí thông minh, hiểu biết chung, nhận thức, sự chú ý, phán đoán, nhân cách. Những người mắc chứng hay quên thường có thể hiểu được những từ được viết, nói và có thể học các kỹ năng như đi xe đạp hoặc chơi piano. Họ cũng có thể nhận biết được họ đang mắc một loại rối loạn trí nhớ.

Chứng hay quên không giống như chứng mất trí nhớ. Chứng mất trí nhớ bao gồm trí nhớ bị mất và các vấn đề nhận thức quan trọng khác làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Hiện tượng mất trí nhớ thật ra không phải là một chứng bệnh, nhưng phải hiểu là một hội chứng bao gồm các vấn đề khó khăn trong việc nhớ và suy nghĩ. có nhiều nguyên do hay bệnh trạng đưa đến tình trạng mất trí nhớ (dementia), mà là một trong những nguyên nhân ấy. người bị tai biến não mạch máu não hay bị đái tháo đường không kiểm soát cũng làm cho mất trí nhớ. sự mất trí nhớ có thể xảy ra cho mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra cho người già nhiều hơn.mất trí nhớ có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ nhưng thường gặp ở nữ hơn.

Khi càng nặng, người bệnh sẽ mất khả năng tư duy, không còn nhận biết người quen, không nhớ những chuyện mới xảy ra gần như tức thì.họ sẽ không hiểu câu hỏi, khó sử dụng từ ngữ để diễn tả hay tốn nhiều thì giờ để trả lời một câu hỏi có khi rất đơn giản.khuôn mặt như khờ đi, không biểu lộ được cảm xúc.họ mất khái niệm về thời gian và không gian. tâm tính của người bị mất trí nhớ cũng thay đổi, có khi họ trở nên trầm cảm, cô đơn nhưng có lúc hung dữ, bướng bĩnh vì trong tư duy hạn hẹp, không ai hiểu được họ. cuối cùng là mất luôn khả năng vệ sinh cá nhân như tiểu tiện và đại tiện.

Những người ngủ đầy đủ và có ngủ trưa thường sống lâu và ít bị mất trí nhớ

Với bệnh Alzheimer, có giả thuyết cho rằng bệnh này là do sự phá hủy chất myelin trong não con người do lão hóa. Sự mất mát myelin dẫn đến giảm khả năng dẫn truyền hệ thần kinh trung, vì thế mất dần neuron còn hoạt động được.Quá trình phân hủy myelin còn góp phần vào sự tích tụ protein như các protein amyloid beta và tau gây mất trí nhớ.

Cũng vì vậy, các loại “Thu*c chữa” hiện nay không có khả năng chữa dứt bệnh mà chỉ làm cho tốc độ phát triển của bệnh chậm đi.và nếu được chữa trị càng sớm thì chất lượng đời sống của bệnh nhân cũng như của người thân săn sóc cho bệnh nhân sẽ đỡ khổ hơn nhiều.

Còn đối với chứng hay quên loại nhẹ, nên lưu ý các yếu tố sau dẫn đến rối loạn này, không chỉ xảy ra cho người cao tuổi mà phải kể cả người trẻ. Đó là:

- Lạm dụng bia rượu trong thời gian dài làm thiếu hụt vitamin B1 (hội chứng Wernicke-Korsakoff có thể gây quên).

- Thu*c: Lưu ý các nhóm Thu*c sau có thể ảnh hưởng đến trí nhớ phải tránh lạm dụng.

Thu*c an thần, giải lo âu nhóm benzodiazepin: Các benzodiazepin được sử dụng để điều trị các rối loạn lo âu, kích động, mê sảng, co thắt cơ bắp và để phòng co giật. Thu*c nhóm này ức chế hoạt động ở các thành phần quan trọng của não, bao gồm cả những chất tham gia vào việc chuyển các sự kiện từ trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn do đó có thể gây chứng mất trí nhớ, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

Thu*c chống co giật: Thu*c chống co giật được chỉ định trong điều trị co giật, đau thần kinh, rối loạn lưỡng cực, rối loạn tâm thần và hưng cảm. Cơ chế tác dụng của Thu*c chống co giật là làm giảm dòng chảy của các tín hiệu trong hệ thống thần kinh trung ương do đó có thể gây mất trí nhớ.

Thu*c giảm đau opioid: Còn được gọi là Thu*c giảm đau gây nghiện opioid. Những Thu*c này được sử dụng để giảm đau mạn tính từ nặng đến trung bình.Các loại Thu*c này hoạt động bằng cách làm gián đoạn dòng chảy của các tín hiệu đau trong hệ thống thần kinh trung ương thông qua các chất truyền tin cũng tham gia vào nhiều khía cạnh của nhận thức.Vì vậy, có thể ảnh hưởng đến trí nhớ dài hạn và ngắn hạn, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài.

Dù bận rộn đến mức nào cũng nên hoạt động trí não hợp lý, phân bổ công việc vừa sức, tránh căng thẳng, luôn cập nhật kiến thức, giao tiếp xã hội… Ngoài ra, cần rèn luyện thể lực bằng cách tập yoga, thể dục đều đặn,.Những bài tập hoạt động toàn thân sẽ thúc đẩy tuần hoàn, hô hấp, giúp tăng cường cung cấp oxy và dinh dưỡng cho não, từ đó phòng tránh và cải thiện được bệnh… quên.

Nên ăn uống cân bằng, điều độ, đa dạng, nhiều rau quả.

Cần ngủ đủ tám tiếng mỗi ngày.Ngủ đêm không đủ thì tranh thủ ngủ ngày! Những người ngủ đầy đủ và có ngủ trưa thường sống lâu và ít bị mất trí nhớ.

Sống lạc quan, yêu đời và có giao thiệp với bạn bè người thân làm bớt tình trạng cô độc, sầu muộn. Để duy trì khả năng tư duy và suy nghĩ, nên tiếp tục làm những việc trí óc trước đây vẫn hay làm (viết lách)

Những người làm lụng chân tay, thường xuyên làm việc trong nhà ít bị hay quên hơn người ngồi một chỗ xem tivi hay nhìn“bóng câu qua khung cửa sổ”.

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/canh-giac-nhung-thu-lam-quen-n162960.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất, (chiếm khoảng 60 đến 70%), của hội chứng sa sút trí tuệ. Người mắc bệnh Alzheimer trung bình ở độ tuổi trên 60, tuy nhiên, hiện nay, với sự hiểu biết về bệnh, và sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hiện đại, đã phát hiện không ít ca bệnh chỉ mới 40 đến 50 tuổi.
  • Alzheimer là bệnh gây mất trí nhớ phổ biến ở nhóm người cao tuổi. Việc điều trị bệnh này vẫn còn hạn chế nên việc phòng ngừa đóng một vai trò quan trọng. Tạp chí SDC của Singapore vừa giới thiệu 7 nguyên tắc cơ bản về phòng tránh bệnh này.
  • Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây, để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn, mà khoa học chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn thấp, và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.
  • Cho đến nay vẫn chưa có Thuốc đặc hiệu chữa bệnh, cũng như dự phòng Alzheimer. Đã có nhiều thử nghiệm trên lâm sàng về Thuốc chống viêm giảm đau không steroid, vitamin C, vitamin E, hoặc axit folic tuy nhiên chưa thấy hiệu quả.
  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Bạn muốn ngăn chặn những dấu hiệu của tình trạng suy giảm trí nhớ do tuổi già? Hãy nhấc máy điện thoại và gọi đến cho ai đó để nói chuyện, hoặc tìm người trò chuyện thường xuyên với mình. Đó chính là vũ khí hiệu quả giúp bạn chống lại sự lão hóa và suy giảm trí nhớ.
  • Hiện nay, tình trạng suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ không phải bệnh riêng của người già mà nó đã trẻ hóa.
  • Trí nhớ kém không phải chỉ xảy ra đối với những người cao tuổi. Lí do lão hóa hay tuổi tác là điều dễ hiểu khiến con người rơi vào tình trạng này.
  • Bệnh Alzheimer là một loại bệnh đe dọa tuổi già khó chữa trị. Bệnh có biểu hiện mất trí nhớ hoàn toàn, mất tập trung tư tưởng, sụt cân không giải thích được, khó khăn trong việc đi đứng. Các triệu chứng về dinh dưỡng trong thời kỳ đầu của bệnh là: thay đổi sự nhận xét mùi vị như kêu quá nhạt, thích ăn đồ ăn ngọt và mặn, ăn không biết ngon và hay ăn những loại thực phẩm không thường dùng hàng ngày.
  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY