Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cảnh giác với bệnh lao ruột

Lao ruột là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa đặc hiệu do trực khuẩn lao gây nên tỷ lệ biến chứng lớn, tỷ lệ Tu vong do lao ruột là 11%.

Đau bụng suốt 1 tháng rồi Tu vong vì lao ruột

Bệnh nhân 15 tuổi qua đời tại Bệnh viện Nhi đồng 1, trưa 14/10, sau 4 ngày nhập viện. Theo các bác sĩ, nguyên nhân Tu vong là do vi trùng lao tấn công đa cơ quan, khiến 2 phổi thâm nhiễm, thủng ruột hoại tử, viêm phúc mạc.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng bụng đau, co thắt dữ dội, chân đi không vững. Vùng bụng sưng to, phản ứng co cứng. Theo lời kể của người nhà, trước đó 1 tháng, bệnh nhân kêu đau bụng, sốt và chứng chán ăn. Từ cân nặng 30kg, sụt còn 24kg, da bọc xương. Người mẹ cho biết nhiều lần muốn đưa con đi khám nhưng em không chịu, phần vì nhà nghèo sợ tốn tiền, phần vì không muốn nghỉ học.

Sau khi nhập viện, qua hình ảnh siêu âm bụng cho thấy một đoạn ruột bệnh nhi bị thủng gây viêm phúc mạc. Bác sĩ quyết định mổ khẩn cấp, can thiệp trước khi xảy ra biến chứng nguy hiểm hơn. Khi mở ổ bụng, đoạn ruột đã hoại tử tím đen, phải cắt bỏ và nối hai đầu phần ruột lành với nhau.

Mổ xong cũng là lúc có kết quả xét nghiệm: bệnh nhi bị lao đa cơ quan gồm phổi, ruột và phúc mạc. Trong 4 ngày, bệnh nhi phải thở máy, điều trị tích cực, dùng Thu*c lao. Song, bệnh cảnh quá nặng và thể lực suy kiệt, nên bệnh nhi đã không đáp ứng điều trị và Tu vong.

Hình ảnh vi khuẩn lao phá hủy ruột.

Hình ảnh vi khuẩn lao phá hủy ruột.

Lao ruột do đâu?

Lao ruột thường gặp là lao thứ phát sau lao phổi, lao thực quản, lao họng hầu, lao màng bụng. Vi khuẩn lao đến ruột chủ yếu bằng đường tiêu hóa được khu trú ngay ở ruột, rồi sau đó mới đến các đường khác như đường máu, mật... Các tác nhân gây bệnh gồm vi khuẩn lao ở người và các loại khuẩn lao ở các loại động vật, nhất là những động vật có vú như trâu, bò, lợn... Chúng xâm nhập trực tiếp qua đường ăn uống, chủ yếu do dùng sữa bò tươi, nước uống (gần vùng chăn nuôi gia súc) hoặc các các sản phẩm sữa có chứa trực khuẩn lao.

Các trực khuẩn lao được bảo vệ khỏi dịch tiêu hóa trong dạ dày bằng lớp áo chất béo và do đó có thể đi vào ruột non và gây nhiễm hồi tràng (khu vực hồi manh tràng), hỗng tràng và tá tràng, theo tần số giảm dần. sự dư thừa của các mô bạch huyết, ứ đọng và lượng vi khuẩn tiêu hóa ít là nguyên nhân chính gây ra bệnh lao ở hồi tràng. tình trạng vi khuẩn lây lan qua đường máu đến ruột xảy ra trong lao kê và lao ruột cũng có thể là kết quả của việc lây lan từ cơ quan lân cận. trực khuẩn lao ngủ yên có thể bị kích hoạt nếu hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm.

Dấu hiệu nhận biết

Lao ruột cũng giống như các bệnh lao nói chung, các triệu chứng thường gặp là sụt cân và mệt mỏi, có thể vẫn có sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi đêm, suy nhược... ngoài ra, còn có các triệu chứng chủ yếu tại đường ruột như: buồn nôn; đau bụng toàn bộ hay khu trú, thường đau nhiều hơn ở hố chậu phải. đau quặn bụng với chứng sôi bụng xảy ra do tắc nghẽn đường ruột một phần là do hẹp. rối loạn đại tiện, thông thường là tiêu chảy kéo dài, có thể kém theo phân có máu. một số trường hợp bị táo bón hoặc xen lẫn tiêu chảy với táo bón. tiêu chảy xuất hiện phổ biến hơn khi bị loét. đầy hơi và hơi sôi bụng khu trú ở vùng hố chậu phải.

Lời khuyên của thầy Thu*c

Lao ruột có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi. có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lao ruột như: nhiễm hiv/aids làm suy yếu hệ miễn dịch. cơ thể gầy yếu. sử dụng corticosteroid hoặc một số loại Thu*c điều trị các bệnh tự miễn, gây ức chế hệ miễn dịch... những người có tiền sử bệnh lao hoặc chăm sóc bệnh nhân lao, người sống trong môi trường bị ô nhiễm cũng là đối tượng dễ bị lao ruột xâm nhập.

Quá trình chẩn đoán lao không khó, nhưng người bệnh thường chỉ đến khám khi bệnh đã nặng. vậy nên ngay khi xuất hiện triệu chứng khả nghi, khuyến cáo rằng nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám ngay, tránh để bệnh kéo dài. nếu lao ruột được phát hiện sớm và điều trị sớm, bệnh nhân không nên quá lo lắng vì chỉ cần điều trị Thu*c lao theo phác đồ của chương trình chống lao quốc gia và tuân thủ điều trị bằng việc uống đúng Thu*c, đủ thời gian và đều đặn mỗi ngày bệnh sẽ khỏi. ngoài ra bệnh nhân lao ruột cần chú ý chế độ ăn uống, không nên ăn thức ăn đặc, thực phẩm dễ gây táo bón, có tính chất nóng như hạt điều, cà rốt..., nên ăn thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu và ăn nhiều rau cho nhuận tràng. lao ruột đơn thuần không lây qua đường ăn uống, đường hô hấp - trừ khi bệnh nhân có mắc thêm lao phổi. lao ruột cũng không lây khi đi chung nhà vệ sinh nên những người xung quanh không nên kỳ thị người bệnh.

BS. Nguyễn Văn Hiếu

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/canh-giac-voi-benh-lao-ruot-n182195.html)
Từ khóa: bệnh lao ruột

Chủ đề liên quan:

bệnh lao bệnh lao ruột lao ruột

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY