Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cấp cứu thành công bé sơ sinh bị rối loạn nhịp tim hiếm gặp

(HNMO) - Tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, Trung tâm Tim mạch trẻ em của bệnh viện đã tiếp nhận điều trị một bệnh nhi 11 ngày tuổi bị chứng rối loạn nhịp tim hiếm gặp.

(HNMO) - Chiều 16-3, theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, Trung tâm Tim mạch trẻ em của bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhi 11 ngày tuổi bị chứng rối loạn nhịp tim hiếm gặp. Chứng bệnh này chỉ ghi nhận ở 4/1.000 trẻ.

Trước đó, bác sĩ Nguyễn Thanh Hải, Trưởng khoa Khám và Chẩn đoán các bệnh tim mạch, Trung tâm Tim mạch trẻ em (Bệnh viện Nhi trung ương) đã nhận được cuộc gọi khẩn của các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc về tình trạng cháu bé 11 ngày tuổi có biểu hiện da tái, thở nhanh, bỏ bú và thể trạng mệt mỏi. Trẻ có cơn tim nhanh, tần số 295 lần/phút.

Thông thường, nhịp tim trung bình của trẻ sơ sinh khoảng 100-160 lần/phút, lúc trẻ 1 tuổi khoảng 80-130 lần/phút và lúc trẻ 6 tuổi khoảng 70-110 lần/phút. như vậy, nhịp tim của bé sơ sinh 11 ngày tuổi nói trên gấp 2-3 lần bình thường. sau khi hội chẩn qua điện thoại, các bác sĩ đã quyết định chuyển trẻ sơ sinh xuống bệnh viện nhi trung ương để cấp cứu.

Tại Bệnh viện Nhi trung ương, bệnh nhi được chẩn đoán có cơn tim nhanh kịch phát trên thất. Trong 7 tiếng đồng hồ kể từ khi bệnh nhi nhập viện, các bác sĩ đã tích cực điều trị nội khoa để kiểm soát cơn tim nhanh, nhưng không có tiến triển. Bệnh nhi liên tục tái phát cơn tim nhanh đến 9 lần, thậm chí còn có rối loạn huyết động, mức độ suy tim tăng.

Trước tình hình này, gần 12h đêm, các bác sĩ đã quyết định can thiệp bằng phương pháp triệt đốt cắt cơn nhịp tim nhanh sử dụng năng lượng sóng tần số radio. sau 1 giờ làm thủ thuật triệt đốt, các bác sĩ "thở phào" vì nhịp tim của trẻ đã được khống chế, kịp thời cứu được tính mạng bệnh nhi.

Hiện, sức khỏe của trẻ đã ổn định, các chỉ số sinh tồn ổn định, nhịp tim đều 110 lần/phút, huyết áp 110/60. Bệnh nhi được cai máy thở và bỏ máy thở sau 1 ngày thở máy.

Bác sĩ nguyễn thanh hải cho biết thêm, tình trạng nhịp tim nhanh kịch phát ở trẻ có đặc tính xuất hiện và mất đi đột ngột, có thể kéo dài vài phút đến hàng giờ với mức độ khác nhau. tuy nhiên, nhiều trường hợp, trẻ không được cha mẹ phát hiện sớm khiến cơn tim nhanh kịch phát xảy ra nhiều lần, nguy hiểm đến tính mạng. cơn tim nhanh kéo dài thường gây suy tim, nếu không được cấp cứu cắt cơn, có thể gây giãn, suy giảm chức năng thất trái nặng và trẻ có thể Tu vong. một số trường hợp trẻ có thể biểu hiện tình trạng nguy kịch ngay khi mới xuất hiện cơn tim nhanh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/993671/cap-cuu-thanh-cong-be-so-sinh-bi-roi-loan-nhip-tim-hiem-gap)

Chủ đề liên quan:

bé sơ sinh cấp cứu nhịp tim nhanh

Tin cùng nội dung

  • Cử tri các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Hưng Yên, Nam Định, Tiền Giang đề nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh lại quy định về thủ tục chuyển viện trong trường hợp bệnh nhân nhập viện cấp cứu, bởi hiện nay nếu không có giấy chuyến viện của nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì bệnh nhân sẽ phải đóng 50% viện phí.
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY