Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cấp cứu thành công cho bệnh nhân có thận đi lạc chỗ

(CTO) - Sáng 19-2, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ Khoa Ngoại Thận-Tiết niệu vừa phẫu thuật thành công một trường hợp sỏi thận hiếm gặp ở vị trí thận lạc chổ ở hố chậu. Hiện tại tình trạng bệnh nhân ổn định, chuẩn bị xuất viện.

(CTO) - Sáng 19-2, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ Khoa Ngoại Thận-Tiết niệu vừa phẫu thuật một trường hợp sỏi thận hiếm gặp ở vị trí thận lạc chổ ở hố chậu. Hiện tại tình trạng bệnh nhân ổn định, chuẩn bị xuất viện.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân

Viên sỏi thận.

Bệnh nhân B.T.Đ, nữ, 66 Tuổi, ở quận Cái Răng, TP Cần Thơ nhập viện ngày 6-2 do đau hông trái. Bệnh nhân đau vùng hố chậu đã lâu nhưng không đi khám và điều trị. Qua khám, cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán bị sỏi thận trái/thận lạc chổ vùng hố chậu có biến chứng nhiễm trùng - đái tháo đường type 2-tăng huyết áp- thiếu máu cục bộ cơ tim.

Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật lấy sỏi thận (T). Ê kíp phẫu thuật mổ lấy thận trái lấy sỏi to kích thước 33x27mm và bơm rửa ra nhiều nhiều sỏi bùn.

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Lộc, Trưởng khoa Ngoại thận - Tiết niệu: Thận lạc chỗ là một dạng dị tật bẩm sinh đường tiết niệu, do hậu quả của việc quá trình di chuyển của thận thời kỳ bào thai bị rối loạn, dẫn đến thận không ở đúng vị trí là vùng hạ sườn hai bên sau khi sinh ra. Theo một công trình nghiên cứu tại Đài Loan, xác suất gặp thận lạc chỗ trong hố chậu là 1/26.500 người.

Phần lớn có thận lạc chỗ thường không có triệu chứng và được phát hiện tình cờ trong quá trình siêu âm thai nhi và khám sức khỏe tổng quát. Thận lạc chỗ biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng khi đã gây ra biến chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, tắc nghẽn đường tiết niệu, hay sỏi thận, trào ngược bàng quang niệu quản. Các triệu chứng hay gặp nhất là đau bụng, sốt, tiểu máu, tiểu gắt buốt, khối u vùng bụng, tăng huyết áp và bí tiểu. Cần chú ý biến chứng sỏi thận trong thận lạc chỗ. Khi nước tiểu bị ứ quá lâu ở trong đường tiết niệu do thận lạc chỗ sẽ làm tăng nguy cơ lắng đọng các chất trong nước tiểu và tạo thành sỏi thận. Một số dấu hiệu gợi ý như đau dữ dội vùng hông lưng, hố chậu, tiểu máu, sốt, lạnh run, nôn ói hoặc tiểu gắt buốt.

Khi nghi ngờ thận lạc chỗ, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm ổ bụng để xác định vị trí của thận. Một số trường hợp khó chẩn đoán, việc chụp mạch máu thận hay chụp cộng hưởng từ hệ niệu cũng giúp đưa ra chẩn đoán chính xác. Nên tầm soát từ khi còn nhỏ, bởi một chấn thương vào vùng bụng là nguy cơ đối với thận lạc chỗ vì nó không được bảo vệ bởi khung xương sườn. Hơn nữa, nếu thận lạc chỗ ở bé gái thì việc có thai về sau có thể bị ảnh hưởng.

Khi không thấy thận ở vị trí bình thường trên siêu âm, người bệnh có thể đến các cơ sở có chuyên khoa niệu để kiểm tra, chụp UIV, CT-Scan hoặc xạ hình thận để có hướng điều trị phù hợp và kịp thời.

Nếu thận lạc chỗ chưa xảy ra biến chứng thì không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu xảy ra biến chứng thì cần phải được điều trị theo từng loại biến chứng cụ thể, như kháng sinh, tán sỏi, mổ lấy sỏi, phẫu thuật chỉnh sửa đường niệu, hoặc có trường hợp nặng phải cắt bỏ thận lạc chỗ.

tin, ảnh: H.Hoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/cap-cuu-thanh-cong-cho-benh-nhan-co-than-di-lac-cho-a118365.html)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY