Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cấp cứu thành công một bệnh nhân bị lưỡi cưa văng vào mặt

Sáng 28/11, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E đã mổ cấp cứu xử trí vùng mặt cho một nam bệnh nhân, 35 tuổi, ở Hưng Hà, Thái Bình bị T*i n*n lao động do lưỡi cưa văng vào mặt.

Trước đó, bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng vết thương phức tạp vùng má trái khoảng 13cm, mép vết thương nham nhở và kéo dài từ vùng má trái đến gần góc miệng trái. Người nhà bệnh nhân cho biết, bệnh nhân đang đứng trên giàn giáo cách mặt đất 10m và sử dụng cưa tay cưa khúc gỗ.

Không may lưỡi cưa của máy văng vào vùng mặt trái của bệnh nhân dẫn đến chảy máu rất nhiều ở vùng mặt. Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu ở Bệnh viện E và ngay lập tức được đẩy vào phòng mổ để các bác sĩ xử lý vùng vết thương.

Các bác sĩ BV E đang phẫu thuật cho bệnh nhân

ThS.BS Nguyễn Đình Minh - Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E cho biết: “Bệnh nhân bị đứt đôi động mạch mặt, tổn thương thần kinh mặt và các cơ vùng mặt, đặc biệt là các cơ vận động vùng quanh miệng. Các bác sĩ cẩn thận luồn ống kiểm tra không thấy có tổn thương ống tuyến nước bọt (vì nếu tổn thương ở vị trí này sẽ gây dò nước bọt vào vết thương gây ra ổ nhiễm trùng dẫn đến áp xe)”.

Trong phòng mổ cấp cứu, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt tiến hành cặp lại động mạch mặt, nối thần kinh mặt bằng kính vi phẫu với độ phóng đại gấp nhiều lần, đảm bảo độ chính xác cao, giảm thiểu di chứng cho bệnh nhân. Sau đó các bác sĩ tiến hành khâu phục hồi các cơ mặt cho bệnh nhân.

Đây là công đoạn khó khăn nhất, bởi do bệnh nhân bị đứt các nhánh thần kinh rất nhỏ nhưng lại chi phối các cơ vận động của khuôn mặt (biểu hiện của nét mặt). Nếu thực hiện không khéo thì khuôn mặt sau này của bệnh nhân khó biểu cảm được cảm xúc như tức giận, vui vẻ, hạnh phúc…

“May mắn cho bệnh nhân là vết thương vẫn còn cuống mạch để nuôi phần vạt da bị lật không bị hoại tử. Vì thế khi các bác sĩ tiến hành nối thần kinh mặt bằng kính vi phẫu cho bệnh nhân thì khả năng phục hồi là rất tốt”, ThS Nguyễn Đình Minh chia sẻ thêm.

ThS Nguyễn Đình Minh khuyến cáo: Trong quá trình lao động, sinh hoạt hằng ngày, khi bị T*i n*n với các vết thương vùng mặt nguy hiểm thì bệnh nhân cần được sơ cấp cứu sớm bằng cách dùng băng gạc sạch ấn chặt vào vùng chảy máu (vì vùng mặt tập trung các mạch máu dễ gây tình trạng mất máu nhiều). Bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị hiện đại như kính vi phẫu và đội ngũ bác sĩ tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt có trình độ tay nghề cao để được xử lý cấp cứu và tạo hình khuôn mặt tốt nhất, đảm bảo tính thẩm mỹ nhất cho bệnh nhân.

Nguyễn Bách

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/cap-cuu-thanh-cong-mot-benh-nhan-bi-luoi-cua-vang-vao-mat-557044.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY