Kinh tế xã hội hôm nay

Cập nhật mới nhất COVID-19: Việt Nam không có ca mới, chỉ còn 44 ca đang điều trị

(MangYTe) Cập mới nhật dịch COVID-19 đến 18h ngày 23/4, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc mới, chỉ còn 44 ca mắc COVID-19 đang được điều trị tại 7 cơ sở y tế.

Bnews Cập mới nhật dịch COVID-19 đến 18h ngày 23/4, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc mới, chỉ còn 44 ca mắc COVID-19 đang được điều trị tại 7 cơ sở y tế.

Việt Nam không có ca mắc mới trong ngày 23/4. Nguồn: Bộ Y tế

Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch COVID-19, đến 18 giờ ngày 23/4, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mới mắc COVID-19.
Trong số 268 ca mắc COVID-19 tại 28 tỉnh, thành phố đã được ghi nhận, có 160 người từ nước ngoài (chiếm 59,7%) và 108 người lây nhiễm trong cộng đồng (chiếm 40,3%).
Trong ngày 23/4 đã có 1 bệnh nhân số 206 đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi được công bố khỏi bệnh.
Như vậy, Việt Nam đã chữa khỏi cho 224/268 người, chiếm 84% số người mắc COVID-19.

Diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam. Nguồn: Bộ Y tế

44 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 7 cơ sở y tế, đã có 12 ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với virus SARS-CoV-2; 8 ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với virus SARS-CoV-2.
Trong số 44 bệnh nhân đang được điều trị, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 có 38 bệnh nhân và bệnh nhân 188 đang được theo dõi. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh đang điều trị 1 bệnh nhân người Anh.

Ngoài ra, 5 cơ sở khác gồm: Bệnh viện Đa khoa Cầu Treo Hà Tĩnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình, Bệnh viện Đa khoa Kim Sơn Ninh Bình, Bệnh viện Phổi Đồng Nai và Bệnh viện Đa khoa Đồng Văn mỗi nơi đang điều trị một bệnh nhân người Việt Nam.
Có 3 ca nặng đang thở máy, lọc máu. Đó là bệnh nhân số 19 và 161 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, bệnh nhân số 91 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng số có 68.081 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly), trong đó 369 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 18.600 người cách ly tập trung tại cơ sở khác; 49.112 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Tổng số người được cách ly tại Việt Nam. Nguồn: Bộ Y tế

*Hướng dẫn vệ sinh môi trường tại trường học
Đến thời điểm này, nhiều địa phương đã có những quyết định mới về thời gian quay trở lại trường của học sinh trên địa bàn.

Các tỉnh đều triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh khi đến lớp như xếp lịch học xen kẽ các khối lớp, yêu cầu 100% đeo khẩu trang và rửa tay sát trùng trước khi vào cổng, không tụ tập học sinh nơi đông người vào giờ ra chơi...
Bộ Y tế đã có hướng dẫn vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại trường học. Theo đó, các trường khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc dung dịch có chứa ít nhất 60% cồn. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa.
Trước khi học sinh quay trở lại trường
1. Vệ sinh ngoại cảnh (phát quang bụi rậm, không để nước đọng).
2. Khử khuẩn trường học 01 lần: Phun hoặc lau nền nhà, tường nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ vật trong phòng...

Lực lượng Y tế phun khử trùng tại một trường tiểu học trên địa bàn thành phố Ninh Bình. Ảnh: Đức Phương - TTXVN

Trong thời gian học sinh học tại trường
1. Mỗi ngày 01 lần, sau buổi học: Lau khử khuẩn nền nhà, tường nhà (nếu có thể), bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ vật trong phòng học, phòng chức năng. Dọn vệ sinh, lau rửa, khử khuẩn khu vực rửa tay, nhà vệ sinh.
2. Mỗi ngày 02 lần, sau giờ học buổi sáng và cuối ngày: Lau khử khuẩn tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy.
3. Mỗi ngày 02 lần, sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh: Lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe.
4. Mở cửa ra vào và cửa sổ lớp học, sử dụng quạt, không sử dụng điều hòa.
5. Hạn chế sử dụng đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các vật liệu không khử khuẩn được.
6. Bố trí đủ thùng đựng rác, thu gom, xử lý hàng ngày.
7. Trường hợp có học sinh biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ hoặc có xét nghiệm dương tính với COVID-19 thì thực hiện khử khuẩn theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương./. 

>>Dịch COVID-19: Chung sống an toàn nhưng không được chủ quan

Mạng Y Tế
Nguồn: BNews (https://bnews.vn/cap-nhat-moi-nhat-covid-19-viet-nam-khong-co-ca-moi-chi-con-44-ca-dang-dieu-tri/154844.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY