Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cây chanh sát khuẩn, tiêu viêm

Về mặt y học, tất cả các bộ phận của cây chanh đều là những vị Thu*c tốt trong y học cổ truyền. Rễ chanh thu hái quanh năm, rễ nhỏ dùng cả; rễ to chỉ lấy vỏ.

Quả chanh vị chua, tính bình có tác dụng kích thích tiêu hóa, gây trung tiện, chữa đầy bụng. Vỏ quả chanh còn là nguyên liệu để sản xuất tinh dầu cho vào nước tắm chữa chứng hay hoảng hốt, sợ hãi, trầm uất. Hạt chanh chứa dầu béo và chất đắng chữa ho, mất tiếng, chữa ngộ độc. Dịch chanh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chống viêm, cầm máu, chữa cảm sốt, tiêu diệt vi khuẩn đường ruột. Sau đây là những bài Thu*c từ cây chanh.

Rễ chanh kết hợp với một số vị Thu*c khác giúp chữa sâu răng.

Rễ chanh kết hợp với một số vị Thu*c khác giúp chữa sâu răng.

Chữa đau răng, sâu răng: Rễ chanh 12g, rễ cây cà dại 10g, vỏ cây lai 10g, vỏ cây trám 10g. Sắc lấy nước đặc, ngậm trong 5 -10 phút rồi nhổ bỏ.

Chữa cảm cúm, nhức đầu: Lá chanh, lá bưởi, lá tre, cúc tần, hương nhu, mỗi thứ 50g; bạc hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả dùng tươi cho vào nồi nấu sôi rồi đem xông cho ra mồ hôi.

Chữa viêm ngứa ngoài da: Dịch chanh 1 thìa cà phê hòa với bột long não1g, rễ cây hoa bạch xà giã nhỏ bôi vào vết thương.

Trị mụn có mủ: Lá chanh, lá gai tầm xọng hoặc lá bưởi bung, tinh tre, phơi khô tán bột, rây mịn, rắc hằng ngày.

Chữa ngộ độc: Hạt chanh 10g, gừng tươi 3 lát, phèn chua 1g. Tất cả giã nhỏ, thêm nước, gạn uống làm 1 lần.

Chữa ho lâu ngày, ho gà, khàn tiếng, mất tiếng: Dùng một trong bài Thu*c sau:

Bài 1: Rễ chanh 10g, vỏ rễ dâu hoặc tầm gửi cây dâu 10g, lá trắc bá 8g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 200ml nước, còn 50ml, uống trong ngày.

Bài 2: Rễ chanh 12g, lá chua me đất hoa vàng 10g, lá hẹ 8g, lá xương sông 8g, hạt mướp đắng 5g, phèn phi 2g. Sắc uống (có thể thêm đường cho dễ uống).

Bài 3: Hạt chanh 10g, hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, mật gà đen một cái, dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2-3 lần trong ngày.

Bài 4: Hạt chanh 10g, hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g. Các dược liệu cho vào máy xay nghiền nát với 200ml nước, thêm mật ong hoặc đường kính, chia uống trong ngày.

Bài 5: Lá chanh 4g, lá táo 4g, rễ cỏ gà 4g, vỏ quýt 1g. Sắc uống.

Chữa rắn cắn: Rễ chanh 8g, hạt chanh 4g, gừng 2g, phèn chua 2g, giã nhỏ, thêm 100ml nước sôi để nguội, lọc kỹ, chia 2 lần. Mỗi lần uống cách nhau 2 giờ.

Hoặc dùng bài: Hạt chanh 15g, mướp đắng 10 hạt, củ gấu 20g, rễ thạch xương bồ 12g. Tất cả dùng tươi cho vào máy xay sinh tố, thêm 300ml nước ấm, chút muối ăn, xay đều, rồi lọc lấy nước. Người lớn uống làm 2 lần, các nhau 20 phút. Trẻ em dưới 15 tuổi uống 1/4 - 1/3 liều người lớn.

DS. Đỗ Đức Huy

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cay-chanh-sat-khuan-tieu-viem-n178372.html)
Từ khóa: Cây chanh

Chủ đề liên quan:

cây chanh

Tin liên quan

Tin cùng nội dung

  • Cây tranh là một cây trồng nông nghiệp dùng để lấy quả, lá tranh dùng trong các bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam nhưng trong y học cổ truyền cây tranh là một cây Thuốc với nhiều công dụng chữa trị bệnh hiệu quả. bạn có thể tham khác những bài Thuốc đông y dưới đây có dùng để các bộ phận của cây Chanh.
  • Theo đông y, dược liệu Chanh trường Vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp kiện tỳ, lợi niệu, trừ ho, tiệt sốt rét. Rễ gây mê và lợi tiểu. Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa cảm mạo phát nhiệt, ho, viêm đau hầu họng, sốt rét, đau bụng, ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, tiểu tiện đỏ, viêm bàng quang, phong thấp, đòn ngã, mụn nhọt lở ngứa...
  • Theo đông y, dược liệu Chanh rừng ở Campuchia, gỗ được dùng để chế loại nước uống tăng lực.
  • Theo đông y, dược liệu Chanh ốc Người ta lấy ngọn hoa, lá non thái nhỏ, nấu canh ăn có vị ngọt như bột ngọt nên người ta gọi nó là rau mỳ chính. Quả cũng ăn được. Nhựa cây được dùng chữa sâu răng.
  • Theo đông y, dược liệu Chanh kiên Lá, rễ, vỏ quả có vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng giải nhiệt, hoạt huyết, khỏi ho, tiêu đờm, tiêu thực. Dịch quả có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, khỏi nôn, tiêu thực, sáng mắt. Cây Chanh được trồng để lấy quả ăn; đọt và lá non làm gia vị. Vỏ quả ngoài có tinh dầu dùng chế rượu Chanh. Lá, rễ, vỏ, quả Chanh dùng chữa ho hen tức ngực, khó thở, nhức đầu, mắt đau nhức, phụ nữ tắc tia sữa, đau sưng vú do huyết hư.
  • Cây chanh là một cây trồng cho quả rất thông dụng, song về mặt y học, tất cả các bộ phận của cây chanh đều là những vị Thuốc tốt trong y học cổ truyền.
  • Chanh là loại quả được dùng rất phổ biến trong mùa hè. Nước chanh ngoài tác dụng dinh dưỡng, giải khát giải nhiệt còn có tác dụng an thai, kích thích tiết men tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột..
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY