Mô tả: Cây nhỏ, cao 2-5m, có nhánh không đều, không gai hoặc có gai mọc ngang, có thể dài tới 35mm, chồi non màu tím. Lá tồn tại, xoan hay xoan dài, dài tới 7-8cm (tới 11cm), rộng 3-3,5cm (tới 6cm) tròn ở gốc, tròn hay có mũi nhọn ngắn ở chóp, mỏng, mép có răng tù; gân phụ mảnh, hơn 10 cặp; cuống tròn, không có cánh, nhưng thường dẹp, dài 6-8mm. Hoa trắng, nhuốm tía hay tim tím, khá lớn, đơn độc hay xếp 2-3 cái thành chùm nhỏ ở nách lá. Quả hơi cao, to 2 x 1,7cm hoặc thuôn tròn đường kính 2,5cm, có u ở đỉnh, có vỏ mỏng, nhẵn, chia ra 10-12 múi, mỗi múi chứa 2-3 hạt hình trứng khá lớn, hơn dẹt, có vỏ dày bao lấy một hay nhiều phôi không có màu lục; vỏ dễ tróc, nạc chua.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở miền Bắc nước ta và cả ở Campuchia và Lào. Cũng được trồng khắp nơi cùng với Chanh ta. Có thể thu hái các bộ phận khác nhau của cây quanh năm, dùng tươi hay sấy khô. Người ta có thể bảo quản quả Chanh dưới dạng cao hay muối để dùng dần.
Thành phần hoá học: Lá chứa tinh dầu 0,3-0,5% stachydrin. Vỏ quả chứa 0,5% tinh dầu gồm limomen, a-pinen, b-phellandren, camphen và g-tecpinen. Cùi trắng của vỏ chứa pectin. Mùi thơm của Chanh là do các hợp chất citral và một số ít citronellal. Dịch quả chứa acid citric 5-10%, citral acid calcium và kalium 1-2%, citral ethyl, acid malic, vitamin C, B1, riboflavin. Hạt chứa dầu béo gồm các acid palmatic, acid stearic, acid linoleic, acid oleic.
Tính vị, tác dụng: Lá, rễ, vỏ quả có vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng giải nhiệt, hoạt huyết, khỏi ho, tiêu đờm, tiêu thực. Dịch quả có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, khỏi nôn, tiêu thực, sáng mắt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cây Chanh được trồng để lấy quả ăn; đọt và lá non làm gia vị. Vỏ quả ngoài có tinh dầu dùng chế rượu Chanh. Lá, rễ, vỏ, quả Chanh dùng chữa ho hen tức ngực, khó thở, nhức đầu, mắt đau nhức, phụ nữ tắc tia sữa, đau sưng vú do huyết hư. Dùng cho người ăn uống kém hay bị nôn. Rễ và hạt chữa rắn cắn. Dịch quả giải nhiệt, đỡ khát, chữa nôn mửa, kém ăn. Ngày dùng 6-10g dạng Thu*c sắc. Dịch quả dùng uống tươi.
2. Chữa trẻ em sốt cao, co giật, trợn mắt, vắt nước Chanh nguyên chất cho uống liên tục, thật nhiều và lấy vỏ Chanh vắt lấy nước xoa vào lồng ngực và xát tay chân từ trong ra, xát nhiều ở khuỷu tay, khe chân, thì sốt lùi và tỉnh.
3. Chữa cảm sốt nóng, không có mồ hôi hay cảm cúm mùa hè, dùng lá Chanh 60-80g sắc uống và xông hơi cho ra mồ hôi.
4. Chữa ho khan mất tiếng, dùng vỏ rễ Chanh (bỏ lớp ngoài lấy lớp trắng), vỏ trắng rễ Dâu, rễ Bươm bướm, đều 15g sắc uống.
5. Chữa rắn cắn; dùng rễ Chanh 8g, hạt Chanh 4g, Phèn chua 2g, Gừng 2g, giã nhỏ, thêm 100ml nước sôi, lọc kỹ chia 2 lần uống trong ngày (Dược liệu Việt Nam).
Ghi chú: ở nước ta có trồng một loài khác, gọi là Chanh tây - Citrus limon (L.) Burm.f. nhưng ít phổ biến, có quả dạng quả xoan bông vụ, to hơn Chanh thường và vỏ dày, da trắng chua, hạt trắng, lá mầm trắng. Loài này được sử dụng nhiều làm Thu*c ở Ấn Độ và các nước châu Âu. Ở Đà Lạt, Chanh tây cũng dùng thay Chanh và có thể cắt lát cho vào nước trà để uống giải khát.
Chủ đề liên quan:
cảm cúm mùa hè cây chanh cây dược liệu Chữa cảm sốt nóng Chữa ho khan mất tiếng Chữa nôn oẹ chữa rắn cắn Chữa trẻ em sốt cao co giật dược liệu ho khan không có mồ hôi trợn mắt