Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Cỏ đậu hai lá, Lưỡng diệp - Zornia cantoniensis Mohlenbrock

Theo đông y, dược liệu Cỏ đậu hai lá Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu ứ và tiêu thũng. Dùng trị: Cảm mạo, viêm kết mạc, viêm họng; Viêm gan, vàng da; Viêm dạ dày ruột cấp, viêm ruột thừa cấp; Viêm vú cấp; Trẻ em cam tích và suy dinh dưỡng.

Hình ảnh cây Cỏ đậu hai lá

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Cỏ đậu hai lá

Cỏ đậu hai lá, Lưỡng diệp - Zornia cantoniensis Mohlenbrock, thuộc họ Ðậu - Fabaceae.

Mô tả: Cây thảo sống dai có gốc phình dạng củ, phân cành từ gốc. Cành trải ra nhiều hay ít rồi mọc đứng lên, dạng sợi, nhẵn. Lá có 2 lá chét hình trái xoan thuôn hay hình dải mũi mác, gốc tròn hay tù, chóp nhọn có mũi lồi ngắn; lá kèm hình mũi mác nhọn. Cụm hoa ở nách, dạng bông thưa, lá bắc cũng có hình dạng như lá kèm nhưng rộng hơn. Hoa màu vàng; đài chia hai môi, cánh tràng có cựa; nhị một bó, nhụy gần nhẵn. Quả ngăn vách, thắt lại giữa các đốt, có lông và có gai hay không.

Ra hoa vào mùa hạ 4-8.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Zorniae Cantoniensis.

Nơi sống và thu hái: Cây phân bố rộng ở Trung Quốc, ở Việt Nam và ở Inđônêxia. Ở nước ta, thường gặp trên các bãi vùng đồng bằng ở nhiều nơi, từ Bắc Thái, Hà Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An.. đến Quảng Nam - Ðà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận... Thu hái cây vào mùa hè và mùa thu. Rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu ứ và tiêu thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng trị 1. Cảm mạo, viêm kết mạc, viêm họng; 2. Viêm gan, vàng da; 3. Viêm dạ dày ruột cấp, viêm ruột thừa cấp; 4. Viêm vú cấp; 5. Trẻ em cam tích và suy dinh dưỡng. Liều dùng 15-30g. Dùng ngoài giã nát cây tươi đắp trị đòn ngã tổn thương, nhọt, viêm mủ da và rắn độc cắn. Dùng rễ đốt thành than có thể đắp làm tiêu tan ung nhọt, trị đinh độc. Người ta còn dùng cả cây để làm Thu*c chữa chứng sởi.

Ghi chú: Còn một loài khác là Zornia gibbosa Spanoghe là cây thảo hằng năm, có bông hoa dày đặc hơn và lá bắc có những điểm tuyến, mọc ở Bà Rịa và Tây Ninh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-co-dau-hai-la-luong-diep-zornia-cantoniensis-mohlenbrock)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, lá dứa gai có vị đắng cay, thơm, có tác dụng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu.Dứa gai còn có tên là dứa dại, dứa gỗ. Là loại cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Có khoảng 200 triệu người nhiễm virut viêm gan C (HCV) trên thế giới và mỗi năm có thêm 3 - 4 triệu người mắc mới.
  • Người bị bệnh viêm gan dùng các Thuốc chữa bệnh khác rất khó, nếu tự ý dùng sẽ bị sai sót, dẫn đến tai biến.
  • Bài Thu*c dân gian điều trị bệnh Cảm mạo
  • Viêm gan được gây ra bởi nhiều nguyên nhân mà phổ biến nhất là một trong 5 loại virus (A, B, C, D hoặc E). Tất cả những loại virus này gây nên phản ứng viêm ở gan và cản trở chức năng S*nh l* của gan. Bài viết này cung cấp kiến thức cơ bản về viêm gan A và cách phòng tránh.
  • Viêm gan B là tình trạng viêm gan rất nghiêm trọng, thường lây lan qua sự tiếp xúc với máu và/hoặc dịch cơ thể của người đã nhiễm bệnh. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY