Có khoảng 200 triệu người nhiễm virut viêm gan C (HCV) trên thế giới và mỗi năm có thêm 3 - 4 triệu người mắc mới.
Có khoảng 200 triệu người nhiễm virut viêm gan C (HCV) trên thế giới và mỗi năm có thêm 3 - 4 triệu người mắc mới. Tuy nhiễm HCV là một bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng có tới 50 - 80% trường hợp trở thành mạn tính và 50 - 70% các trường hợp ung thư gan là có sự liên quan tới virut viêm gan C. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về các loại Thu*c điều trị HCV và lý do vì sao bệnh trở thành mạn tính và khó điều trị.
Các Thu*c hiện nay trong điều trị bệnh
Những người mắc viêm gan C không điều trị hiếm khi thanh thải virut tự nhiên trừ khi tình trạng miễn dịch bị thay đổi. Ở các bệnh nhân nhiễm virut viêm gan C mạn, mục tiêu điều trị là diệt trừ virut, ức chế virut sao chép lâu dài và giảm tình trạng viêm gan. Điều trị viêm gan C mạn đã có nhiều tiến triển trong thập niên vừa qua, đầu tiên các liệu trình interferon ngắn hạn đã làm giảm nồng độ men ALT trong huyết thanh, giảm nồng độ HCV và làm giảm tình trạng viêm gan. Tuy nhiên diệt trừ virut không xảy ra và phần lớn bệnh nhân tái phát sau khi ngừng Thu*c. Sau này liệu trình phối hợp interferon và ribavirin có khả năng diệt trừ virut ở 40% các bệnh nhân. Kể từ năm 2002, liệu pháp Peg - Interferon kết hợp với ribavirin cho tỷ lệ đáp ứng virut học kéo dài trên 50% các bệnh nhân đã dần thay thế các chế độ điều trị cũ.
Peg - interferon
Peg - interferon là sự phối hợp giữa interferon với polyethylen glycol, còn gọi là pegylate hóa, làm thanh thải Thu*c chậm đi và do đó phơi nhiễm kéo dài với nồng độ Thu*c cao hơn, nên chỉ dùng 1 tuần một lần.
Có hai loại peg - interferon là peg - interferon α - 2a và peg - interferon α - 2b có tỷ lệ đáp ứng virut duy trì dao động trên 36% tùy theo genotype. Điều trị phối hợp với ribavirin cho tỷ lệ đáp ứng cao hơn, trên 50%. Trường hợp bệnh nhân chống chỉ định dùng ribavirin có thể được điều trị bằng peg - interferon. Hai loại peg - interferon khác nhau ở trọng lượng phân tử nên việc tính liều điều trị sẽ khác nhau trên từng bệnh nhân.
Các tác dụng phụ: phần lớn các tác dụng ngoại ý là ở mức độ nhẹ và trung bình không cần hạn chế điều trị. Các tác dụng phụ hay gặp là đau nơi tiêm, mệt, ớn lạnh, sốt, đau khớp, triệu chứng giống cúm, trầm cảm..., ngoài ra có thể gặp giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu, phát ban, tăng cảm giác, nhìn mờ, lú lẫn, rong kinh, táo bón, rối loạn tâm thần...
Ribavirin
Ribavirin được phát hiện vào năm 1972, là một chất tương tự guanosine có phổ hoạt tính rộng chống lại các virut RNA và DNA gồm cả các flaviviridae như virut viêm gan C. Ribavirin có vai trò quan trọng trong phác đồ phối hợp với peg - interferon trong suốt quá trình điều trị.
Ribavirin có tác dụng làm tăng đáp ứng cytokin kiểu 1 và đáp ứng tăng sinh tế bào T gây độc tế bào. Ribavirin có thời gian bán thải 44 - 49 giờ sau liều duy nhất và sẽ tăng cao sau khi dùng lâu dài, bởi thế sự thanh thải ribavirin cần nhiều tuần sau khi ngừng Thu*c. Thanh thải ribavirin giảm nhiều ở bệnh nhân suy thận nên không dùng ở bệnh nhân có độ thành thải creatinin < 50ml/phút.
Các tác dụng phụ hay gặp là gây tan máu, ngoài ra còn gây quái thai do đó không được dùng cho phụ nữ mang thai.
Không dùng peg - interferon và hoặc ribavirin ở bệnh nhân
viêm gan virut c">
viêm gan virut c mạn tính.
Chống chỉ định tuyệt đối với bệnh nhân xơ gan mất bù, bệnh tự miễn, rối loạn nhịp tim, bệnh thiếu máu và thiếu máu cục bộ, suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi.
Cần thận trọng khi dùng cho các tương đối: thiếu máu 3 dòng, bệnh nhân có các rối loạn tâm thần, các rối loạn co giật.
Hướng điều trị mới
Kết hợp nhiều loại Thu*c và nhiều cơ chế tác dụng để có hiệu quả chéo với nhiều loại genotype, cải tiến đáp ứng, giảm thời gian điều trị, cải thiện tính dung nạp, giảm sự đề kháng, có thể áp dụng được với những đối tượng khó điều trị.
Các Thu*c mới sẽ được đưa vào sử dụng là Thu*c ức chế men protease (telaprevir kết hợp với peg - interferon hoặc ribavirin), Thu*c ức chế polymerase (valopicitabine), Thu*c interferon mới (albinterferon α - 2b phối hợp với ribavirin), interferon tái tổ hợp omega, taribavirin.
Vì sao bệnh khó điều trị?
Có khoảng 60% nhiễm HCV không có triệu chứng, 39% cảm thấy mệt (giống như cảm cúm, chán ăn, buồn nôn, có thể đau khớp, đau bụng nhẹ), ít khi có biểu hiện vàng da, nước tiểu sậm màu, chỉ 1% có các biểu hiện nặng.
Trong tổng số nhiễm HCV có khoảng 15% tự hồi phục, 85% chuyển qua thể mạn. Thể mạn thường âm thầm kéo dài hàng chục năm và chỉ phát hiện được khi đã có diễn biến nghiêm trọng (xơ gan, cổ trướng, giãn mạch máu đường tiêu hóa, vỡ mạch gây chảy máu ồ ạt, Tu vong). Trong số 85% chuyển qua mạn tính thì có 20% bị xơ gan và có khoảng 3% trong số xơ gan bị ung thư gan.
Do nhiễm HCV ở các týp gen khác nhau, khả năng đáp ứng Thu*c của các quần thể dân cư khác nhau nên hiệu quả điều trị khá dao động. Một khó khăn trong điều trị bệnh là người bệnh khó nhận biết mình bị mắc bệnh, thường đến bệnh viện muộn có khi đã xơ gan; kết quả điều trị dao động, chi phí điều trị cao nên có người bỏ dở, thậm chí không muốn điều trị.
Tóm lại, sự phát tán của HCV ngày càng có khuynh hướng tăng lên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều quan trọng là phát động chiến dịch về tác hại của việc dùng M* t*y, làm giảm tác hại bằng chương trình sử dụng bơm kim tiêm một lần, giáo dục cho những người làm nghề xăm và nghề y học cổ truyền cách lựa chọn phương pháp điều trị để giảm thiểu việc lây bệnh qua đường máu.
ThS.
Nguyễn Thu Hiền