Dinh dưỡng hôm nay

Cây dược liệu cây Củ mài, Khoai mài - Dioscorea persimilis Prain et Burk

Theo Đông Y, Củ mài có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Thường gọi là Hoài sơn Hoài sơn được sử dụng làm Thu*c bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và dùng chữa: Người có cơ thể suy nhược; Bệnh đường ruột, ỉa chảy, lỵ lâu ngày; Bệnh tiêu khát; Di tinh, mộng tinh và hoạt tinh; Viêm tử cung (bạch đới); Thận suy, mỏi lưng, đi tiểu luôn, chóng mặt, hoa mắt; Ra mồ hôi trộm.

1.Cây Củ mài, Khoai mài - Dioscorea persimilis Prain et Burk., thuộc họ Củ nâu - Dioscoreaceae.

Tên Tiếng Việt: Củ mài. Tên gọi khác: Sơn dược, Mằm chén (Tày), Khoai mài, Mán địn, Co mằn kép (Thái), Glờn (Kdong), Mằn ôn (Nùng), Hìa dòi (Dao)

Tên Khoa học: Dioscorea persimilis Prain & Burk. 1908 (CCVN, 3: 927).

Tên tiếng Anh:

Tên tiếng Việt: Củ mài; Hoài sơn; Khoai mài; Sơn dược; Khoai sơn; Khoai chụp

Tên khác: D. oppositifolia Lour. 1790 (FC: 624), non L. (1753).;

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược Liệu Hoài sơn

Mô tả: Dây leo quấn; thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, đôi khi hình mũi tên, không lông, dài 10cm, rộng 8cm, nhẵn, chóp nhọn, có 5-7 gân gốc. Cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, dài 40cm, mang 20-40 hoa nhỏ màu vàng; hoa đực có 6 nhị. Quả nang có 3 cánh rộng 2cm. Hạt có cánh mào.

Bộ phận dùng: Rễ củ - Rhizoma Dioscoreae Persimilis; thường gọi là Hoài sơn.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang phổ biến ở miền Bắc và miền Trung của nước ta cho tới Huế. Còn phân bố ở Trung Quốc, Lào và Campuchia. Cũng được trồng nhiều ở đồng bằng để đáp ứng nhu cầu lớn về dược liệu; có thể trồng bằng gốc rễ hoặc dái mài về mùa xuân. Sau một năm đã có thu hoạch. Đào củ vào mùa hè - thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt vỏ cho vào lò xông lưu huỳnh 2 ngày đêm, sau đó phơi sấy cho đến khô.

Thành phần hoá học: Củ mài chứa tinh bột 63,25%, protid 6,75% và glucid 0,45%. Còn có mucin là một protein nhớt, và một số chất khác như allantoin, cholin, arginin, men maltose, saponin có nhân sterol.

Tính vị, tác dụng: Củ mài có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Nhân dân vùng núi thường đào củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn; có thể dùng ghế cơm để ăn như các loại khoai. Hoài sơn được sử dụng làm Thu*c bổ ngũ tạng, mạnh gân xương và dùng chữa:

1. Người có cơ thể suy nhược;

2. Bệnh đường ruột, ỉa chảy, lỵ lâu ngày;

3. Bệnh tiêu khát;

4. Di tinh, mộng tinh và hoạt tinh;

5. Viêm tử cung (bạch đới);

6. Thận suy, mỏi lưng, đi tiểu luôn, chóng mặt, hoa mắt;

7. Ra mồ hôi trộm.

Ngày dùng 12-24g hay hơn sắc uống hoặc tán bột uống.

Thường dùng phối hợp với các vị Thu*c khác.

Đơn Thu*c:

1. Chữa trẻ em gầy yếu, nhác ăn, phụ nữ có mang mỏi mệt chán cơm hay người có bệnh đái đường gầy róc, dùng Hoài sơn thái miếng đồ lên, sao già tán bột, uống mỗi lần 6-10g; ngày uống 2-3 lần vào giữa buổi lúc đói. Hoặc dùng củ mài luộc ăn.

2. Chữa trẻ em ỉa chảy kéo dài, hoặc ỉa phân nhầy có mùi, lỵ mạn tính, phụ nữ bạch đới, nam giới di tinh, đau lưng suy yếu; dùng Củ mài 200g, Củ súng, Hạt sen, Ý dĩ sao, đều 100g, sấy khô tán bột uống mỗi ngày 20g với nước cơm.

3. Thu*c bổ dưỡng: Hoài sơn, Quả tơ hồng, Hà thủ ô, Huyết giác, Đỗ đen sao cháy mỗi loại 1kg, Vừng đen 300g, Ngải cứu 200g, gạo nếp rang 100g, muối rang 5g, tán bột, làm viên, uống mỗi ngày 10-20g (viên Kiến thiết của Hợp tác xã Hợp châu).

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-cu-mai-khoai-mai-dioscorea-persimilis-prain-et-burk)

Tin cùng nội dung

  • Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, nước ta rất dồi dào về nguồn nguyên liệu dược phẩm. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn nguồn dược liệu phục vụ bào chế, sản xuất Thu*c tân dược, Thu*c Đông y...
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Từ nhiều đời nay, trong dân gian Việt nam đã lưu truyền câu ca dao: Anh ơi ngoảnh mặt ra ngoài. Mai em đi chợ mua mật với củ mài anh ăn. Mật và củ mài vừa là vị Thu*c Đông y, vừa là thực phẩm. Vậy mật và của mài có tác dụng như thế nào.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY