Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Đơn rau má, Vẩy ốc đỏ, Cỏ bi đen - Pratia nummularia (Lam.) A. Br. et. Aschers. (P. begoniifolia Lindl.)

Dược liệu Đơn rau má Vị ngọt và đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng. Ta thường dùng theo kinh nghiệm dân gian để chữa ngứa trong người, chữa đau dạ dày, chữa viêm thanh quản, sưng mắt. Cũng dùng giải nhiệt, chữa sốt, chữa đái buốt, đái vàng.

1.Hình ảnh cây Đơn rau má, Vẩy ốc đỏ, Cỏ bi đen - Pratia nummularia

2.Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Đơn rau má

Đơn rau má, Vẩy ốc đỏ, Cỏ bi đen - Pratia nummularia (Lam.) A. Br. et. Aschers. (P. begoniifolia Lindl.), thuộc họ Hoa chuông - Campanulaceae.

Mô tả: Cây thảo mọc nằm, bò, dài 30-50cm, bám rễ vào đất. Lá mọc so le, có phiến mỏng, mép lượn tai bèo hay có răng, nom như vẩy ốc hay lá rau má; cuống lá và mặt dưới lá có lông. Hoa màu hồng, trắng hay vàng ở nách lá, thường đơn độc, có 5 lá đài gắn liền với bầu; tràng hình môi có 5 thuỳ mà 2 cái trong hẹp, 3 cái ngoài hình trái xoan, nhị 5, bầu dạng trứng. Quả mọng, màu đen đen hay đỏ tím, tròn, to bằng quả bi, bao bởi 5 lá đài tồn tại. Hạt nhiều và nhỏ, hình trứng hẹp, nhẵn.

Ra hoa tháng 4-6, quả tháng 6-8.

Bộ phận dùng: Toàn cây hoặc quả - Herba seu Fructus Pratiae.

Nơi sống và thu hái: Đơn rau má phân bố ở nhiều nước châu Á. Ở nước ta, nó thường mọc ở nơi ẩm mát, ven rừng nương rẫy, nhất là dọc các lối đi vào rừng ở các vùng núi cao từ 700-2000m của nhiều tỉnh miền núi phía Bắc vào tận Lâm Đồng. Có thể thu hái cây vào mùa hạ-thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học: Trong lá có các thành phần: nước 88,2%; protid 2,3%, glucid 6,9%, xơ 1,2%, tro 1,4%, caroten 3,6mg% và vitamin C 5mg%.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt và đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giải độc, hoạt huyết, tiêu sưng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ta thường dùng theo kinh nghiệm dân gian để chữa ngứa trong người, chữa đau dạ dày, chữa viêm thanh quản, sưng mắt. Cũng dùng giải nhiệt, chữa sốt, chữa đái buốt, đái vàng. Ngày dùng 20-30g. Ở Inđônêxia, người ta dùng chữa bệnh spru. Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa 1. Đau thấp khớp; 2. Kinh nguyệt không đều, khí hư, di tinh, 3. Thoát vị bàng quang. Liều dùng 30-60g, dạng Thu*c sắc. Không dùng cho người có thai. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, vết thương chảy máu, áp xe vú, đinh nhọt, viêm mủ da; lấy cây tươi giã đắp.

Đơn Thu*c:

1. Đau thấp khớp, đòn ngã: Dùng 120g Đơn rau má ngâm trong 500ml rượu trắng. Uống mỗi lần 10-15ml; ngày 3 lần; liên tục trong 2-5 ngày.

2. Di tinh, khí hư: Dùng quả Đơn rau má, quả Kim anh, rễ Bạch quả, rễ cây Hoa phấn mỗi vị 12g, sắc nước uống.

3. Thoát vị bàng quang: Quả Đơn rau má, quả Xoan, hạt Tiểu hồi, mỗi vị 12g, sắc nước uống.

3.Hình ảnh quả cây Đơn rau má

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-don-rau-ma-vay-oc-do-co-bi-den-pratia-nummularia-lam-a-br-et-aschers-p-begoniifolia-lindl)

Tin cùng nội dung

  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Khí hư bạch đới là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ. Bệnh do nhiều nguyên nhân ở nhiều tạng phủ, kinh mạch ....
  • Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, rau má giúp duy trì sự trẻ trung.
  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Cây vẩy ốc còn gọi là cây xộp, trâu cổ,... Tên khoa học là Picus phmila Linn. Cây mọc hoang ở khắp nơi leo trên vách đá, trên cây cổ thụ. Bộ phận dùng làm Thu*c là: quả, rễ, dây và lá. Theo Đông y, quả cây vẩy ốc vị ngọt, mát; rễ, dây vị hơi đắng, tính bình; lá hơi chua, tính sáp, mát.
  • Dương, khí hư thường biểu hiện tay chân lạnh, mệt mỏi, kém hưng phấn, có khi đang mùa hè cũng sợ lạnh sợ gió. Theo y học cổ truyền, dương, khí phần nhiều do thiên thiên bất túc, bệnh ốm lâu ngày cơ năng nội tạng suy giảm, nguyên nhân có liên quan đến ăn uống không phù hợp, lạm dụng thực phẩm chua, đắng, lạnh quá mà phát sinh một số chứng như: tỳ hư tiết tả, cầu phân sống, nhiều mồ hôi, ho, cảm lạnh, S*nh l* yếu...
  • Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng để chế biến nhiều cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Kinh nguyệt ra nhiều, màu đỏ nhạt, loãng, kèm theo mệt mỏi, chóng mặt, hồi hộp, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hoãn vô lực.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY